Giáo án Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước mới nhất

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 3

Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đo thể tích vật rắn không thắm nước có hình dạng bất kì .

2. Kĩ năng :

- Biết sử dụng một số dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xđ thể tích vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kì.

3. Thái độ :

- Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu đo được.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Dụng cụ cho mỗi nhóm: bình chia độ, bình tràn, bình chứa, ca đong , đá, sỏi, đinh ốc, dây buộc, bảng 4.1…

- HS: chuẩn bị bài và dụng cụ như đã dặn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ:( 4 phút )

HS1: Cách đo thể tích chất lỏng?Giải BT 3.1 và 3.3.

HS2: Cách đo thể tích chất lỏng?Giải BT 3.4 và 3.5.

1.Bài mới:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (3ph)
Cho HS q/s đinh ốc và hòn đá, y/c HS đưa ra các phương án đo thể tích. - Cá nhân thực hiện(2HS) .  
Hoạt động 2 : Cách đo (8ph)
- Cho HS q/s H 4.2 và trả lời C1.Tương tự với C2. - HĐ cá nhân.- HĐ cá nhân. I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước: 1. Dùng bình chia độ: C1: Đo thể tích nước ban đầu có trong bình V1 = 150cm3. Thả hòn đá vào bình chia độ, đo thể tích nước dân lên trong bình V2 = 200cm3 . Thể tích hòn đá V2 – V1 = 200-150=50Cm32. Dùng bình tràn: C2 : Đổ đầy nước vào bình tràn, thả hòn đá vào, hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ. Đó là thể tích hòn đá.
Hoạt động 3 : Rút ra kết luận. (8ph)
-Yêu cầu HS thực hiện C3-Yêu 1 số HS nêu lại kết luận - Thảo luận Thực hiện C3Nêu lại kết luận *Kết luận C3: Thể tích của vật rắn không thấm nước có thể đo bằng 2 cách: -Thả chìm vật đó vào CL đựng trong BCĐ. Thể tích của phần CL dâng lên bằng thể tích của vật. -Thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần CL tràn ra bằng thể tích của vật.
Hoạt động 4: Thực hành đo thể tích vật rắn. (13ph)
- Y/c HS trước khi đo cần ước lượng trước.- Q/s và nhắc nhở các nhóm cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi đo:+ Đo V bằng bình tràn trước ( Đặt bình hơi nghiêng để tránh thất thoát lượng nước chảy ra qua bình chứa).+Đổ thêm nước vào bình chia độ và đo V bằng bình chia độ. - Nhóm làm TN đo V vật rắn ( ít nhất 2 vật) và ghi kết quả vào bảng 4.1. và nộp lại 3.Thực hành:
Hoạt động 5 : Vận dụng (5ph)
T/c thảo luận nhóm C4 - Đại diện nhóm trả lời. II.Vận dụng: C4:+Lau khô chén.+Không làm đổ nước từ chén ra dĩa khi nhấc chén ra.+Đổ hết nước từ dĩa vào BCĐ.

2.Củng cố. ( 2 ph)

- Củng cố lại nội dung chính củabài.

- Hướng dẫn HS C5, C6 .

- Đọc ghi nhớ. đọc có thể em chưa biết.

3.Hướng dẫn học ở nhà. ( 2 ph)

- Học bài đọc thêm.

- Làm BTVN: 4.1 -> 4.3 SBT tr 7,8.

- Chuẩn bị bài mới: Khối lượng – Đo khối lượng.

- Trả lời C1 -> C6, C11, C13.

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước – Mẫu giáo án số 2

Tiết 3:

Soạn:         Giảng:

Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.

2. Kĩ năng:

Biết sử dụng dụng cụ đo, biết tuân thủ theo qui tắc đo.

3 . Thái độ:

Trung thực , thận trọng , biết liên kết với bạn bè.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

Vật rắn không thấm nước, bình chia độ, bình tràn, bình chứa (Mỗi loại 4 cái )

2. Học sinh:

Nghiên cứu kĩ SGK

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: ( 1 phút )

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

HS1: Đơn vị đo thể tích là gì ? Những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?

Hãy đổi :1m=?lít=?ml

3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước, chìm trong nước:(8')

GV: Em hãy quan sát hình 4.2 SGK và hãy cho biết người ta đo thể tích hòn đá bằng cách nào ?

HS: Suy nghĩ…

GV: gợi ý đưa ra cách đo để tính thể tích hòn đá.

GV: Đặt vấn đề: Nếu hòn đá quá to thì ta làm bằng cách nào?

GV: Quan sát hình 4.3 SGK và em hãy cho biết người ta đo thể tích hòn đá bằng cách nào ?

HS: Đổ nước vào bình tràn như ở vị trí hình 4.3a SGK sau đó bỏ hòn đá vào , nước tràn ra bình chứa, đổ nước ở bình chứa vào bình chia độ được thể tích bao nhiêu thì đó là thể tích hòn đá.

HS: Đọc và thảo luận nhóm bàn trong 2 phút: tìm từ thích hợp trong khung ở bên phải để điền vào vị trí a,b,c ở câu C3 ?

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành đo thể tích vật rắn(10 phút)

HS: Chuẩn bị sẵn bảng 4.1 vào vở. GV: Chia hs ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm với những dụng cụ chuẩn bị sẵn để đo thể tích.

HS: Thực hiện và ghi kết quả.

GV:Hướng dẫn và giúp đỡ cho học sinh thực hành.

Hoạtđộng 3: Củng cố và vận dụng: (10 phút)

GV: Nếu ta thay ca cho bình tràn và bát thay cho bình chứa để đo thể tích vật (h.4.4) ta cần chú ý gì?

HS: đầu tiên ta lau khô bát. Khi nhất ca ra khỏi bát không xách nước ra ngoài. Đổ hết nước vào bình chia độ.

GV: Hướng dẫn hs về nhà tự làm câu C5,C6

I / CÁCH ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC:

1. Dùng bình chia độ:

C1:

Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ:V=150cm

Bước 2 : Thả hòn đá vào bình V= 200cm Bước 3 : Thể tích hòn đá là : V- V= 200 – 150 = 50cm

2. Dùng bình tràn:

C2 :

Bước 1: Đổ nước vào bình tràn

Bước 2: Bỏ hòn đá vào bình tràn, hứngnước chảy ra ở bình chứa

Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độV = 80cm. Vậy thể tích hòn đá là 80cm

C3: SGK.16 (1) Thả; (2)Dâng lên (3) Chìm xuống; (4)Tràn ra

3. Thực hành: Đo thể tích vật rắn.

III/ VẬN DỤNG:

C4: -Lau khô bát trước khi dùng.

- Khi nhất ca không xách nước ra ngoài.

- Đổ hết nước vào bình chia độ.

C5; C6: Về nhà tự thực hiện.

4. Hướng dẫn về nhà: (10 phút)

- Ôn lại những kiến thức vừa học.

- Hướng dẫn hs làm BT 4.1 SBT.

- Về nhà học thuộc ghi nhớSGK. Xem lại cách giải các câu C1; C2Làm BT 4.2;4.3; 4.4 .* Câu hỏi soạn bài:

- Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ gì?

- Đơn vị khối lượng?

---------------------------------------------------------------------------------------------------