Giáo án Vật lý 6 Bài 1+2: Đo độ dài mới nhất

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 1+2: Đo độ dài mới nhất – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 1 (Bài 1+Bài 2):

ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

Kể tên một số dụng cụ đo độ dài

- Biết xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo

2. Kĩ năng:

-Biết cách chọn dụng cụ đo thích hợp để đo độ dài của 1 vật.

-Cách đặt thước và cách đọc kết quả đo.

-Biết tính GTTB của các kết quả đo.

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.

         - Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường

3. Thái độ:

-Rèn luyện tính trung thực khi làm TN và có ý thức hợp tác khi làm TN theo nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Mỗi nhóm học sinh : Thước cuộn, thước dây, thước kẻ …

- Dụng cụ cho cả lớp: 1 cuộn dây, 2 cái kéo ( TN tạo tình huống).

- HS: chuẩn bị bài, các loại thước đo đô dài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Không

2. Bài mới:

HĐ của GV

HĐ của HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (5ph)

- Cắt 1 đoạn dây dài 2 gang tay

- Đo dộ dài bàn học bằng gang tay

-So sánh kết quả độ dài bàn học.

- Dự đoán 2 sợi dây có bằng nhau không?

+Do đâu có sự khác biệt này?

-> Để thống nhất người ta đưa ra đơn vị chuẩn.

-Nhắc lại những điều đó học ở lớp dưới

- 2 HSdùng gang tay đo độ dài sợi dây

- Mỗi HS đo độ dài bàn học mình đang ngồi

- Báo cáo kết quả đo

- Cá nhân trả lời

- Cá nhân trả lời

 

Hoạt động 2 :Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (12ph)

-y\c hs về nhà tìm hiểu

- Cho 2 HS đọc số đo lớn nhất và số đo nhỏ nhất trên thước của hs

- Giải thích về GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.

- Yêu cầu hs vận dụng để trả lời câu hỏi C5.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C6, C7

-Y\c HS khác nhận xét.

-GV nhận xét, chốt lại.

- HS q/s hình 1.1 trả lời C4

- Trả lời C5

-Trả lời C6, C7

-HS khác nhận xét.

-HS lắng nghe ghi vở

A. Bài 1:

I.Đơn vị đo độ dài:

II. Đo độ dài:

1.Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:

C4:

Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn)

Học sinh dùng thước kẻ

Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng)

C5:

C6:

-Đo chiều rộng của sách vật lí 6 dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

-Đo chiều dài của sách vật lí 6 dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm

-Đo chiềi dài của bàn học dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

C7 :

Thợ may dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của vải và dùng thước dây để đo cơ thể khách hàng .

Hoạt động 3: Đo độ dài.(9ph)

- Y/c HS ghi nhận từng thao tác đó thực hiện:

1.Ước lượng

2.Chọn dụng cụ

3.Xác định GHĐ và ĐCNN

4.Đo 3 lần -> tính GTTB

-Thực hành đo độ dài bàn học và bề dày của SGK Vật lí 6 bằng thước dây và thứơc kẻ. Ghi kết quả đo vào bảng 1.1.

2. Đo độ dài:

Hoạt động 4 : Thảo luận về cách đo độ dài. (10ph)

- Y/c HS nhắc lại các bước thực hành đo độ dài.

- Thảo luận các câu C1 -> C5 và hoàn tất kết luận.

Đ/v C3: GV vẽ lên bảng 1 đoạn thẳng, y/c HS lên đặt thước đo, đọc kết quả.

- Đại diện nhóm trình bày

-> lớp thảo luận.

-Cá nhân thực hiện.

B.Bài 2:

I. Cách đo độ dài:

*Khi đo độ dài cần:

1.Ước lượng độ dài cần đo.

2.Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

3. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

4. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Hoạt động 5 :Vận dụng. (5ph)

- Treo H 2.1, 2.2, 2.3 hướng dẫn HS thảo luận nhóm C7 -> C9.

-C10 HS tự tìm hiểu.

-Hđ cá nhân.

II. VẬN DỤNG:

C7: H 2.1c.

C8: H 2.2c.

C9: l= 7 cm

3. Củng cố.( 2 phút)

- Củng cố lại nội dung chính của bài

4. Hướng dẫn học ở nhà. ( 2 phút)

- Học bài.

- Làm BTVN: 1-2.7 -> 1-2.9, 1-2.11SBT tr 5,6 .

- Chuẩn bị bài mới: Đo thể tích chất lỏng.

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 1+2: Đo độ dài ngắn gọn – Mẫu giáo án số 2

Tiết 1

Soạn :

Giảng:

Chương 1: CƠ HỌC

Bài 1 + 2:

ĐO ĐỘ DÀI

I/MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.

- Biết đo độ dài một số trường hợp thông thường theo qui tắc sau :

-Ước lượng chiều dài cần đo.

-Chọn thước đo thích hợp.

-Đặt thước đo đúng.

-Biết tính giá trị trung bình.

2.Kĩ năng :

- Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo , độ dài trong một số trường hợp thường dùng.

- Biết tính giá trị trung bình kết quả cần đo.

- Đo chính xác các độ dàicần thiết.

3. Thái độ :

- Rèn luyện tính tập trung, độc lập của học sinh.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên:

Tranh vẽ một thước kẻ có GHĐ 20cmvà ĐCNN 2mm .Tranh vẽ phóng lớn bảng 1.1

2.Học sinh:

Thước kẻ có GHĐ 1mm và thước dây.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới: (2 phút)

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm hiểu lại đơn vị đo độ dài. (1 phút)

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đo độ dài (20 phút)

HS : Quan sátvà trả lời câu hỏi C1: Người thợ mộc , học sinh , người bán vải dùng thước nào để đo ?

GV: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa cácloại thước ? và đưa ra khái niệm GHĐ và ĐCNN cho học sinh biết.

HS: Khác nhau giữa hình dạng và công dụng.

GV: Cho hs đọc C5 và gọi học sinh khác trả lời.

GV: Có 3 loại thước ghi ở C6 , nên chọn loại thước nào để đo chiều dài sách vật lí 6 và chiều dài bàn học ?

HS: Trả lời

Hoạt động 3: Tiến hành đo độ dài (7 phút)

GV: Yêu cầu hs nghiên cứu kĩ bước tiến hành đo.

HS: Nghiên cưú trong 3 phút.

GV: Chia hoc sinh làm 4 nhóm và tiến hành đo.

HS: Đo 3 lần sau đó lấy trung bình

GV: Hướng dẫn hs thực hiện.

Hoạt động 4: Thảo luận để đưa ra cách đo độ dài (10 phút)

GV: yêucầu học sinh nhắc lại các bước đo độ dài.

HS: Nêu 4 bước.

GV: Dựa vào phần thực hành bài trước , em hãy cho biết độ dài ước lượng và độ dài thực tế có khác nhau không ?

- Em đặt thước như thế nào để đo ?

- Em đặt mắt theo hướng nào để đọc kết quả đo.

- Nếu đầu kia của vật không trùng với vạch nào của thước ,ta đọc như thế nào ?

GV:Hướng dẫn hs điền vào chỗ trống câu C6

HS : Lần lược thực hiện.

Hoạt động 5: Củng cố vàvận dụng:(5 phút)

GV: Treo hình vẽ phóng lớn hìmh 2.1 lên bảng.

HS: Quan sát (theo nhóm bàn) và trả lời câu hỏi.

GV: Cho hs thảo luận cá nhân C8

HS : Thảo luận 2 phút và lựa chọn ý đúng.

GV: (Cho HS hoạt động cá nhân) quan sát hình 2.3 và hãy cho biếtđộ dài của bút chì ở các hình a, b ,c ?

I/ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI:

Học sinh về nhà tự đọc

II/ ĐO ĐỘ DÀI:

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:

C4 :

- Người thợ mọc dùng thuớc cuộn.

- Hs dùng thước thẳng.

- Người bán vải dùng thước dây.

C6: - Dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mmđể đo chiều rộng quyển sách vật lí 6

- Dùng thước GHĐ 30cmvà ĐCNN 1mm để đo chiều dài quyển sách vật lí 6

- Dùng thước có GHĐ 1mvàĐCNN 1cm để đo chiều dài bàn học

C7 : Người thợ may dùng thước thẳng để đo

2 . Đo độ dài :

III/CÁCH ĐO ĐỘ DÀI:

C2:- Chọn thước kẻ để đo quyển sách vật lí 6 vì thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

- Chọn thước thẳng để đo chiều dài cạnh bàn vì thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

C3 : Đăt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số O trùng với một đầu của vật.

C4: Đặt mắtnhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

C5 : Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đâù kia của vật.

* Rút ra kết luận :

C6 :(1)Độ dài

(2)GHĐ

(3)ĐCNN

(4)Dọc theo

( 5) Ngang bằng với

(6)Vuông góc.

(7) Gần nhất

IV/ VẬN DỤNG:

C7:Hình C đúng

C8:Hình C đúng

C9 : a.l =7cm

b .l = 7cm

c.l = 7cm

4. Hướng dẫn về nhà tự học: (3 phút)

GV: Cho hs về nhà tiến hành đo chiều dài sải tay và chiều cao cơ thể (Câu hỏi C10) và đọc phần có thể "em chưa biết";

- Học thuộc ghi nhớ trong SGK và làm các bài tập trong SBT.

* Chuẩn bị cho bài sau:

Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng những dụng cụ gì?

.....................................................................................................................................