Giáo án Vật lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng mới nhất

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng – Mẫu giáo án số 1

BÀI 19 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

2. Kĩ năng:

- Làm TN chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng .

- Vận kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

*Mỗi nhóm HS :

- 1 bình thủy tinh , nút cao su có lỗ , ống thủy tinh thẳng

- 2 chậu nhựa, nước màu, nước nóng , nước lạnh , bìa trắng .

- Phiếu học tập.

Phiếu học tập

*Làm thí nghiệm

1.Lần TN

Nước nóng

Nước Lạnh

1.Trả lời câu hỏi :

C1: Mực nước trong ống thủy tinh ………………….

Giải thích: ……………..

C2 : Mực nước trong ống thủy tinh ………………………….

+Giải thích: ……………………..

C3

Mô tả : ………………….

Nhận xét : …………………….

- C4 : a)Thể tích nước trong bình (1) …………khi nóng lên, (2) …………khi lạnh lạnh đi

b)Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3) ………………..

- C5 : ………………………………………………………………………………………

- C6 : ………………………………………………………………………………………..

- C7 : Dự đoán : …………………………

Giải thích : ………………………………

*Cả lớp :

- Thí Ngiệm 19.3

- Thí Nghiệm C7

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6 ph)

- Nêu kết luận về sử nở vì nhiệt của chất rắn?

- BÀI TẬP:

+ Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật thay đổi.

B.Trọng lượng của vật thay đổi.

C.Thể tích của vật thay đổi.

D. Không có hiện tượng nào xảy ra .

2. Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (3ph)

- Gọi HS đọc phần mởbài

- Để biết đúng hay sai bài học hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề này ® Ghi tựabài

- Để biết chất lỏng có nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi như chất rắn không ? Nếu có thì khác và giống với chất rắn như thế nào ? ® 1/TN

- HS đọc mởbài

- HS dự đoán trả lời

 

Hoạt động 2 : TN xem nước có nở ra khi nóng lên không (10ph)

- Yêu cầu HS đọc các bước TN

- Nêu mục đích TN ?

- Ở TN này ta cần những dụng cụ nào ?

- Giới thiệu dụng cụ TN

- Dự đoán hiện tượng xảy ra?

- Phát dụng cụ TN và phiếu học tập cho HS

- Yêu cầu HS đánh dấu mực nước ban đầu trong ống

- Theo dõi

- Yêu cầu HS đọc C1 và trả lời

- Yêu cầu HS đọc C2 và trả lời

- Cho HS đổi chậu nước lạnh và tiến hành TN kiểm chứng.

- Hãy so sánh kết quả với dự đoán?

- Đọc TN

- Đại diện nêu mục đích TN

- Nêu các dụng cụ .

- Dự đoán hiện tượng.

- Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ TN

- Tiến hành TN và quan sát trả lời C1

- Đại diện các nhóm trả lời C1

- Cá nhân trả lời C2

- Tiến hành TN kiểm chứng.

- Đại diện nhóm nhận xét.

1. Thí nghiệm:

2. Trả lời câu hỏi:

C1: Mực nước trong ống dâng lên, vì nước nóng lên nở ra.

C2: Mực nước trong ống hạ xuống, vì nước lạnh đi co lại.

Hoạt động 3 : Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

(8ph)

- Để so sánh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống hay khác nhau ta làm như thế nào ?

- Giới thiệu dụng cụ TN 19.3 yêu cầu HS đọc C3

- Làm TN 19.3

- Yêu cầu HS thực hiện C3

- Các nhóm thảo luận dự đoán phương án TN

- Đọc C3, mô tả TN 19.3

- Quan sát, nhận xét

- Cá nhân trả lời C3

C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Hoạt động 4 : Rút ra kết luận(5ph)

Qua TN về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ta rút ra được kết luận gì => 3/KL

- Yêu cầu HS đọc và trả lời C4

- Cá nhân trả lời C4

3. Rút ra kết luận:

C4: (1)tăng

(2) giảm

(3) không giống nhau

Hoạt động 5 :Vận dụng (8ph)

- Chúng ta biết chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào và hãy VẬN DỤNG để giải thích một số hiện tượng trong thực tế

- Yêu cầu HS trả lời C5, C6, C7

- Làm TN kiểm chứng

- Chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào ?

- Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt như thế nào?

- Cá nhân vận dụng trả lời C5, C6, C7.

- Cá nhân trả lời .

4. Vận dụng:

C5: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.

C6: Để tránh nắp bật ra khi nước ngọt trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở, bị cản trở, nên gây lực lớn đẩy nắp chai bật ra.

C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có TIẾT diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.

3. Củng cố (4 ph)

- Củng cố lại kiến thức của bài

- Yêu cầu HS làm bt 19.1, 19.2 SBT /23.

4. Hướng dẫn học ở nhà (1 ph)

- Về nhà làm các bài tập 19 SBT

- Chuẩn bị bài : “Sự nở vì nhiệt của chất khí”

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng – Mẫu giáo án số 2

Tuần:22

Ngày soạn:

Tiết:22

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

2. Kĩ năng:

Biết làm và giải thích dược cácTN ở sgk

3.Thái độ:

Tập trung, hứng thú trong học tập

II/Chuẩn bị:

1. Giáo viên: 1 bình cầu có nước màu, 1 ống thuỷ tinh có nút cao su, 3 bình càu có đựng dầu, nước, rượu

2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ sgk

III/ Giảngdạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

a. Bài cũ:

GV: Em hãy nêu phần “ghi nhớ” sgk bài “sự nở vì nhiệt của chất rắn”? Tại sao khi tra khâu dao hay rựangười ta nung nóng khâu lên rồi tra vào?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, ghi điểm

b. Sự chuẩn bị của hs cho bài mới

3 .Tình huống bài mới :

Giáo viên nêu tình huồng như đã ghi ở sgk

4. Bài mới:

PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu phần thí nghiệm:

GV: Làm TN như hình 19.1sgk

HS: Quan sát

GV: Mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào khi ta đặt bình vào nước nóng ?

HS: Mực nước trong ống dâng lên vì nước nóng nở ra

GV: Khi đặt bình vào nước lạnh thì mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào ?

HS :Hạ xuống

GV: Làm TN như hình 19.3

HS:Quan sát

GV: Em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của 3 chất lỏng này ?

HS :Nở vì nhiệt khác nhau

GV :Treo bảng phụ có ghi câu C4 lên bảng

HS :Quan sát

GV: Em nào lên bảng điền được vào chỗ trống này ?

HS : (1) Tăng; (2) Giảm; (3) Khác nhau

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bước vận dụng :

GV: Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm ?

HS: Vì khi đun, nước nóng, nở ra làm tràn nước ra ngoài

GV: Tại sao người ta không đóng chai nước khoáng , nước ngọt thật đầy?

HS: Nếu đóng đầy thì khi nhiệt độ nóng lên nước sẽ nở ra và làm bật nắp chai

GV: Cho hs thảo luạn câu C7

HS: Thảo luận 1 phút

GV: Em nào trả lời được câu này?

HS: Trả lời

1.Thí nghiệm:

2.Trả lời các câu hỏi:

C1: Mực nước dâng lên vì nước trong bình nóng lên, nở ralàm thể tích nước cũng tăng lên

C2: Mực nước sẽ tụt xuống

C3: rượu, dầu, nước nở vì nhiệt khác nhau

C4: (1 ) tăng (2) giảm (3) khác nhau

3. Kết luận:

(1)tăng (2) giảm (3) khác nhau

4.Vận dụng:

C5: Khi nung nước nước nóng lên, nở ra nếu ta đổ nước đầy ấm thì nước sẽ tràn ra ngoài

C6: Nếu đóng đầy thì khi nhiệt độ môi trường tăng, nước sẽ nở ra làm bật nắp

HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố và hướng dẫn tự học:

1. Củng cố:

Ôn lại những kiến thức đã học bằng cách giải lại các câu C cho HS rõ hơn

2. Hướng dẫn tự học:

a. Bài vừa học:

Học thuộc “ghi nhớ” sgk. Làm bài tập 19.1;19.2;19.3;19.4sbt

b.Bài sắp học: “SỰ nở vì nhiệt của chất kh”

* Câu hỏi soạn bài:

- Khi chất khí nóng lên hoặc lạnh đi thì nó như thế nào?

- Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt như thế nào?

IV/ Bổ sung:

----------------------------------------------------------------------------------------------------