Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự động đặc (TT) – Mẫu giáo án số 1
Bài 25 : SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được sự đông đặc là quá trình ngược của sự nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Mô tả được các quá trình chuyển thể nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ.
2. Kỹ năng :
- Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm Ò Vẽ đường biểu diễn và rút ra kết luận cần thiết. .
3. Thái độ:
Trung thực, cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
*GV : Bảng 25.1 ,
*HS : Thước , bút chì, giấy carô
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ (5ph)
-Trong suốt thời gian nóng chảy thì nhiệt độ băng phiến như thế nào ?
-Thế nào là sự nóng chảy ?
2. Bài mới:
HĐ CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1 : Tổ chức tìng huống học tập(5ph) |
||
-Điều gì xảy ra khi băng phiến nguội đi ? -Chúng ta tìm hiểu xem quá trình đông đặc diễn ra như thế nào ? |
-Dự đoán |
|
Hoạt động 2 : Giới thiệu TN về sự đông đặccủa băng phiến(5ph) |
||
-Khi để nguội băng phiến ta cần dụng cụ nào để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian ? -Treo bảng 25.1-Giới thiệu cách ghi kết quả . |
-Trả lời câu hỏi -Quan sát -Theo dõi. |
II. SỰ ĐÔNG ĐẶC: 1. Dự đoán: |
Hoạt động 3 : Phân tích kết quả TN (10ph) |
||
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK -Hướng dẫn HS biểu diễn số liệu từ bảng 25.1 bằng đồ thị. -Gọi 1 vài HS lên bảng vẽ |
-Đọc thông tin SGK -Lên bảng vẽ -Nối các đường biểu diễn |
2. Phân tích kết quả TN: |
Hoạt động 4 : Trả lời câu hỏi và rút ra kết luận (10ph) |
||
-Yêu cầu HS dựa vào bảng 24.1 và đường biểu diễn trên đồ thị trả lời C1, C2, C3. -Qua tìm hiểu về sự đông đặc của băng phiến ta rút ra kết luận gì ? |
-Cá nhân SH đọc và trả lời C1 ,C2 ,C3 . -Trả lời C4 |
C1 : 800C. C2 : Các đường biểu diễn từ O’-4’ : đoạn thẳng nằm nghiêng. 4’-7’ : đoạn thẳng nằm ngang . 7’-15’: đoạn thẳng nằm nghiêng. C3 : -giảm -không thay đổi -giảm 3. Rút ra kết luận : C4 : a)800C ,bằng b) không thay đổi |
Hoạt động 5 : Vận Dụng(7ph) |
||
-Yêu cầu HS trả lời C5 , C6 , C7 |
-Trả lời C5 , C6 , C7. |
III. VẬN DỤNG: C5 : Nước đá. Phút 0-1 nhiệt độ nước đá tăng dần, phút 1-4 nước đá nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi. Từ phút 4-7 nhiệt độ nước đá tiếp tục tăng. C6 : đồng chuyển từ thể rắn sang lỏng và từ thể lỏng sang thể rắn . C7 : Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. |
3. Củng cố –Dặn dò (2ph)
-Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc ?
-Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ .
-Yêu cầu HS đọc có thể em chưa biết .
4. Hướng dẫn học ở nhà (1ph)
-Về nhà học bài , làm bài tập trong SBT
-Chuẩn bị bài “Sự bay hơi và sự ngưng tụ”
Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự động đặc (TT) – Mẫu giáo án số 2
Tuần:
Ngày soạn :……
Tiết...: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tt)
I / Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS biết được nhiệt độ đông đặc của một số chất
2. Kĩ năng:
Biết làm TN để biết nhiệt độ đông đặc của một số chất
3. Thái độ:
Tập trung phát , biểu xây dựng bài
II/ Chuẩn bị:
1. GV: Dụng cụ TN hình 24.1 sgk
2. HS: Nghiên cứu kĩ sgk
III/ Giảng dạy:
1. Ổn định lớp:
2 Kiểm tra:
a. Bài cũ:
GV:Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ nào ? Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không?
b. Sự chuẩn bị của HS cho bài mới:
3. Tình huống bài mới:
GV nêu tình huống như đã nêu ở sgk
4.Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP |
NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự đông đặc: GV: Làm thí nghiệm như bài trước nhưng lúc này đun băng phiến lên đến 90 độ C và tắc đèn cồn , khi băng phiến giảm còn 86 độ Cthì cứ sau 1 phút ghi nhiệt độ của nó một lần HS: Thực hiện và ghi kết quả vào giấy GV : vẽ đồ thị lên bảng ( số liệu ở bảng 25,1 sgk) HS: Quan sát : GV : Tới điểm nào thì băng phiến đông đặc HS: 80 độ C GV: Từ phút 0- 4 đường biểu diễn là đường gì ? HS: Đường nghiêng GV:Từ phút 0-4 nhiệt độ thay đổi như thế nào ? HS: Giảm GV: Từ phút 4- 7 nhiệt độ thay đổi như thế nào ? HS: Không thay đổi GV:Từ phút 7- 15 ? Hs: Giảm Gv: Treo bảng vẽ C 4 lên bảng Hs: Quan sát Gv: Hãy điền vào chỗ trống này cho thích hợp ? Hs: (1) 80 độ C(2) bằng(3) không đổi HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu bước vận dụng Gv: Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước đá khi nóng chảy ? Hs: Trả lời Gv: Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào? Hs: Từ rắn sang lỏng và từ lỏng sang rắn Gv: Tại sao người ta chọn nhiệt độ nước đá đang tan để làmmốc đo nhiệt độ ? Hs: Vì nhiệt độ này không đổi trong suốt quá trình nước đá tan |
I/ Sự đông đặc: 1. Phân tích thí nghiệm: C1: C C2: -Đường xiên -Đường ngang - Đường xiên C3:- Giảm - Không đổi - Giảm C4 : (1) 800C (2)Bằng (3) Không thay đổi II/ Vận dụng: C6: Từ rắn sang lỏng và từ lỏng sang rắn C7: Vì trong quá trình này là không đổi trong suốt quá trình nước đá tan |
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố và hướng dẫn tự học :
1. Củng cố: Hướng dẫn học sinh làm hai bài tập 25. 1 và25.2SBT
2. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học:
Học thuộc “ghi nhớ” sgk làm bài tập 25.325.425.5 SBT
b. Bài sắp học: ‘sự bay hơi và ngưng tụ”
* Câu hỏi soạn bài:
- Sự bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Nghiên cưa kĩ phần vận dung sgk
IV/ BỔ SUNG:
----------------------------------------------------------------------------------------------------