Giáo án Vật lý 6 Bài 16: Ròng rọc mới nhất

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 16: Ròng rọc mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Tuần: 20

BÀI 16: RÒNG RỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rọ được lợi ích của chúng.

- Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đo lực kéo của ròng rọc

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

*Giáo viên:

- Tranh phóng to 16.1; 16.2

- Bảng phụ ghi kết quả TN

Phiếu học tập: bảng 16.1

*Học sinh: - Mỗi nhóm

- 1 lực kế

- Khối trụ 2N.

- 1 ròng rọc cố định và một ròng rọc động.

- Dây vắt qua ròng rọc, giá đỡ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)

- Nêu 3 yếu tố của đoàn bẩy ?

Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào?

Làm bt 15.1 ; 15.2 sbt

2. Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (3ph)

- Đọc và dự đoán.

- Yêu cầu HS đọc tình huống đặc ra ở đề bài

- Yêu cầu HS dự đoán

 

Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc (8ph)

- Treo hình 16.2

- Mắc dụng cụ theo hình 16.2

- Yêu cầu HS trả lời C1

- Quan sát, đọc mục I SGK trả lời C1

I. Cấu tạo của ròng rọc:

C1 :

- 16.2a: Là 1 bánh xe có rãnh vắt dây qua, trục bánh xe được mắc cố định có móc treo, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định.

- 16.2b: Là 1 bánh xe có rãnh vắt dây qua, khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.

Hoạt động 3 : Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ? (17ph)

- Để kiểm tra xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ta xét 2 yếu tố của lực kéo vật ở ròng rọc:

+ Hướng của lực

+ Cường độ của lực

- Cho HS làm TN theo câu C2 hoàn thành vào bảng 16.1

- Theo dõi hướng dẫn

- Lưu ý HS kiểm tra lực kế.

- Thu phiếu học tập và nhận xét.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm trả lới C3.

-Yêu cầu HS trả lời C4

- Lắp TN và tiến hành TN

- Các nhóm hoàn thành bảng 16.1

- Thảo luận trả lời C3

- Từng nhóm trả lời và các nhóm nhận xét.

Cá nhân thực hiện C4

II. Ròng rọc giúp con người làm viêc dễ dàng hơn như thế nào?

1. Thí nghiệm

C2:

2. Nhận xét:

C3:

a) Kéo vật trực tiếp: Chiều từ dưới lên.

Kéo vật qua ròng rọc cố định: Chiều từ trên xuống.

Cường độ của lực như nhau.

b) Chiều của lực kéo vật trực tiếp so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động như nhau.

Cường độ của lực kéo trực tiếp lớn hơn cường độ của lực kéo qua ròng rọc động.

3. Kết luận:

C4:

a) ròng rọc cố định

b) ròng rọc động.

Hoạt động 4 : Vận dụng (8ph)

- Yêu cầu HS thực hiện C5, C6, C7

Nếu còn thời gian làm bài tập 16.3

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ

- Giới thiệu và nêu tác dụng về palăng

- HS trả lời câu C5, C6, C7

- Đọc ghi nhớ – ghi vào vở

- Đọc có thể em chưa biết.

- Nêu tác dụng của palăng

4. VẬN DỤNG:

C5:

C6: Dùng ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng). Dùng ròng rọc động được lợi về lực.

C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về lực vừa được lợi về hướng của lực kéo.

3. Củng cố (3ph)

- Củng cố lại nội dung của bài.

4. Hướng dẫn học ở nhà(1ph)

*Về nhà:

- Tìm 2 ví dụ sử dụng ròng rọc.

- Làm bài tập 16.1 –16.5

- Chuẩn bị bài “Ôn tập chương I”

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 16: Ròng rọc – Mẫu giáo án số 2

Tuần:

Ngày soạn :…….

Tiết:      RÒNG RỌC

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức:

Nêu được 2 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong cuộc sống

2. Kĩ năng:

Biết sử dụng ròng rọc trong công việc thích hợp

3.Thái độ:

Hs tập trung phát biểu xây dựng bài

II/ Chuẩn bị:

1. GV: 1lực kế, 1ròng rọc, 1quả nặng, hình vẽ phóng lớn hình 16.1; 16.2; 16.3 sgk

2. HS: Nghiên cứu kĩ sgk

III/ Giảng dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm trra sự chuẩn bị của HS cho bài mới

3. Tình huống bài mới:

Giáo viên nêu tình huống như nêu ở SGK

4. Bài mới:

PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về ròng rọc:

GV: Gọi 1 hs đọc phần này ở sgk

HS: Thực hiện

GV: Ttreo bảng vẽ hình 16.2 lên bảng và chỉ cho hs thế nào là ròng rọc động và thế nào là ròng rọc cố định

GV: Em hãy mô tả ròng rọc ở hình 16.2 a và b?

HS: Hình a: Một bánh xe có rãnh để sơị dây vắt qua , trục bánh xe được mắc cố định khi kéo sợi dây bánh xe quay liên tục . Hình b :là một bánh xe có rãnh để sợi dây vắt qua , trục bánh xe không được mắc cố định

HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu ròng rọc giúp con người làmviệc dễ dàng như thế nào :

GV: Làm TN cho HS quan sát

GV: Lực kéo vật theo phương thẳng đứng là bao nhiêu ?

HS: Quan sát TN và trả lời

GV: Hãy so sánh lực kéo vật qua ròng rọc và lực kéo vật theo phương thẳng đứng?

HS: Chiều kéo vật theo phương thẳng đứng ngược chiều với khi kéo vật qua ròng rọc. Độ lớn của lực bằng nhau .

GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C4 sgk

HS: (1) Cố định(2) Động

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dụng :

GV: Hãy tìm ví dụ về viếcử dụng ròng rọc trrong cuộc sống ?

HS: Dùng ròng rọc để kéo nước, kéo gạch, kéo gạch, kéo hàng….

GV: Dùng ròng rọc có lợi gì ?

HS: Lợi về lực và khác nhau về chiều của lực

I/ Tìm hiểu về ròng rọc:

Có 2 loại ròng rọc: Ròng rọc động và ròng rọc cố định

II/ Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào:

1.Thí nghiệm: (SGK)

2. NHận xét:

- Chiều, cường độ lưckéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định có chiều ngược nhau , cường độ như nhau

- Chiều, cường độ lực kéo vật trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động : Cùng chiều , cường độ lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật

III/Vận dụng:

C5: Ròng rọc dùng để kéo nước, kéo hàng . .

C6. Lợi ích về lực và làm đổi chiều của lực

HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố và hướng dẫn tự học

1. Củng cố:

Hệ thống lại những kiến thức cho HS rõ hơn

Hướng dẫn HS làm BT 16.1 SBT

2. Hướng dẫn tự học:

a. Bài vừa học:

Học thuộc lòng phần “ghi nhớ” SGK

Làm BT 16.2;16.3 SBT

b. Bài sắp học :”Tổng kết chương”

Các em về nhà nghiên cứu kĩ nhưng câu hỏi của phần này ở SGK

IV/ Bổ sung:

----------------------------------------------------------------------------------------------------