Giáo án Vật lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi mới nhất

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 9: Lực đàn hồi mới nhất – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 9

BÀI 9: LỰC ĐÀN HỒI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

-Nhận biết được vật đàn hồi.

-Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi

-Rút được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi

2. Kĩ năng :

- Lắp TN.

- Nghiên cứu hiện tượng rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi

3. Thái độ :

- Có ý thức tìm tòi.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Dụng cụ cho mỗi nhóm: 1 lò xo xoắn , 1 thước kẻ chia độ đến mm, 3 quả nặng, giá đỡ, lực kế 3 N .(Tranh vẽ H9.1,9.2 SGK )

- HS: chuẩn bị bài( 1lò xo , bảng kết quả TN H9.1,9.2 SGK ), phiếu học tập của nhóm .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: không

2. Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (2’phút)

- Sợi dây cao su và lò xo có tính chất nào giống nhau ?

-> ghi dự đoán của HS .

- Cá nhân dự đoán trả lời

 

Hoạt động 2 :Hình thành khái niệm độ biến dạng của lò xo (20 phút)

- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK nêu dụng cụ TN, mục đích TN

- Cho HS tiến hành TN và ghi kết quả vào bảng 9.1 theo từng bước

-Hướng dẫn :

+Đo chiều dài tự nhiên ( l0)

+Treo 1 quả nặng 50g, đ o chiều dài (l)

+Tính p của quả nặng .

( biết p=10m) từng TH .

+Đo chiều dài lò xo khi tháo quả nặng ra -> sosánh với chiều dài tự nhiên

*Chú ý : Cách đặt thước và đọc .

- Từ kết quả TN rút ra được kết luận gì ?

- Biến dạng của lò xo có đặc điểm gì ? Lò xo có tính chất gì ?

- Thế nào là độ biến dạng của lò ?

+Tính độ biến dạng của lò xo

- Thu phiếu học tập

- Sợi dây cao su và lò xo có tính chất nào giống nhau ?

- Chú ý “ Có thể em chưa biết”

- Đọc TN : mục đích TN , nghiên cứu sự biến dạng của lò xo có đặc điểm gì

- Đại diện các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN

-Theo dõi và làm TN theo nhóm

- Ghi kết quả vào bảng 9.1 theo từng cột -> mối quan hệ giữa các cột vào phiếu học tập .

- Cá nhân trả lời

- HS thu thập thông tin SGK trả lời

- Các nhóm tính và ghi vào bảng

- Cá nhân trả lời

I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng:

1. Biến dạng của 1 lò xo:

*Thí nghiệm:

*Bảng 9.1:

*Kết luận:

C1: (1)dãn ra

(2)tăng lên

(3)bằng

2. Độ biến dạng của lò xo:

C2:

Hoạt Động 3 : Hình thành khái niệm về đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi

(13 phút)

- Yêu cầu hs đọc thông tin SGK.

- Yêu cầu HS trả lời C3

- GV nhận xét,chốt laị.

- Yêu cầu hs tìm hiểu và hoàn tất C4 -> đặc điểm của lực đàn hồi .

- 1 hs đọc thông tin về lực đàn hồi .

- Cá nhân trả lời

- Hs lắng nghe, ghi vở.

- Cá nhân thực hiện -> thảo luận nhóm C4

II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó:

1. Lực đàn hồi :

- Lực mà lò xo khi bị biến dạng tác dụng vào vật gọi là lực đàn hồi.

C3:

- Lực đàn hồi (F) cân bằng với trọng lực (P)

- CĐ của lực đàn hồi bằng CĐ của trọng lực

2. Đặc điểm của lực đàn hồi :

C4: C. Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn .

Hoạt động 4 : Vận dụng (7phút)

- Yêu cầu hs hoàn chỉnh C5, C6.

- GV nhận xét và chốt lại.

- Cá nhân thực hiện trả lời

- hs lắng nghe, ghi vở.

II. VẬN DỤNG:

C5 : Tăng gấp đôi

Tăng gấp ba

C6 : Đều có tính chất đàn hồi , bị biến dạng đàn hồi khi có lực tác dụng ( cả lực kéo và lực nén ) .

3. Củng cố ( 2 phút)

- Đọc ghi nhớ

- Đọc có thể em chưa biết.

4. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút)

- Về nhà : Học bài, làm9.1 -> 9.4SBT

- Chuẩn bị bài mới: Lực kế – Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 9: Lực đàn hồi – Mẫu giáo án số 2

Tuần:

Soạn ngày:……..

Tiết:              LỰC ĐÀN HỒI

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lo xo,dây cao su

Biết được đặc điểm của lực đàn hồi

2. Kĩ năng  :

Làm thế nào rút ra được nhận xét

3.Thái độ:

HS tích cực phát biểu xây dựng bài

II/Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

1 giá treo ,1thước chia đến mm , một hộp bốn quả nậng khác nhau ,1lực kế

2. Học sinh:

Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa

III/ Giảng dạy:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2.Kiển tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới (3 phút )

3. Tình huống bài mới: (1 phút)

GV lấy tình huống như nêu ở sgk

4. Bài mới:

PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu biến dạn đàn hồi -độ biến dạng: (10 phút )

GV :Ta hãy nghiên cứu xem độ biến dạng của lo xo có đặc điểm gì?

GV: Làm thí nghiệm như hình 9.1 sgk

HS: Quan sát.

GV: Đo chiều dài của lo xo l. sau đó đo chiều dài của lò xo khi móc lần lược 1 quả năng,2 quả nặng ,3 quả nặng

HS:Quan sát và ghi vào bảng 9.1 sgk

GV:Sau khi lấy các quả nặng ra đo lại chiều dài của lo xo này .Em thấy chiều dài của lò xolúc nàyso vớichiều dài tự nhiên như thế nào?

HS : Bằng nhau

GV : Qua thí nghiệmnày em hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống câu C1?

HS:Thực hiện

GV : Biến dạng của lo xo có những đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi

GV:Khi treo càng nhiều quả nặng vào thì lo xo như thé nào?

HS :Càng dãn ra

GV : Treo bảng 9.1đã ghi sẵn những số liệu và gọi học sinh lên bảng thực hiện bằng cáchdựa theothức:rl = l - l

HOẠT ĐỘNG2: Tìm hiểu lực đàn hồi và đặc điểm của nó: ( 10 phút )

GV: Lực đàn hồi là gì?

HS:Trả lời

GV: Tronghình 9.2, khi vật đứng yên, lực đàn hồi của lò xo đã cân bằng với lực nào ?

HS: Trọng lựcquả nặng

GV: Vậy cường độ của lực đàn hồi cân bằng với cường độ của lực nào ?

HS: Cường độ của trọng lực

GV: Trong các câu ở câu C4 thì câu nào đúng nhất ?

HS :Câu C đúng nhất

HOẠT ĐỘNG3: Tìm hiểu bước vận dụng: (10 phút)

GV: Cho hs thảo luận C5

HS: Thảo luận trong 2 phút

GV:Treo bảng phụ và gọi học sinh lên bảng điền vào

HS: Thực hiện

GV: Một dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau ?

HS : Tính đàn hồi

I/ Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng:

1. Biến dạng của lò xo:

*Thí nghiệm:

C 1: (1) Dãn ra

(2) Tăng lên

(3) Bằng

2. Độ biến dạng của lò xo:

II/ Lực đàn hồi và đặc điểm của nó:

1. Lực đàn hồi:

Lực mà lò xo biến dạng đã tác dụng vào quả nặng trong TN trên gọi là lực đàn hồi

C3: Cường độ lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ lực của quả nặng:

1.Đặc điểm của lực đàn hồi:

C5: (1): Tăng gấp đôi

(2): Tăng gấpba

III/ Vận dụng:

C6: Sợi dây cao suvà lò xo có cùng tính chất đàn hồi

HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố và hướng dẫn tự học: (10 phút)

1. Củng cố

GV hệ thóng lại những kién thức cho rõ hơn

Hướng dẫn hs làm BT 9.1 SBT

2 . Hướng dẫn tự học:

a.Bài vừa học:

Học thuộc “ghi nhớ” SGK

Làm BT 9.2;9.3;9.4 SBT.Xem lại các câu C đã giải

b. Bài sắp học : “Lực kế - Phép đo trọng lượng và khối lượng”

*Câu hỏi soạn bài :

- Lực kế là gì ? - Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ?

---------------------------------------------------------------------------------------------------