Giáo án Vật lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng mới nhất

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng mới nhất – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 2

BÀI 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết kể tên được 1 số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.

          - Biết chọn dụng cụ đo khi cần đo thể tích CL và cách xác định thể tích CL.

          - Nêu được một số dụng cu đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng .

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụđo thể tích.

          - Đo được thể tích một lượng chất lỏng.

3. Thái độ:

- Tỉ mỉ , thận trọng

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Dụng cụ cho mỗi nhóm: ống đong (BCĐ), bình chứa, bình tràn, cốc đong

- HS: Chuẩn bị bài và đồ dùng như đã dặn..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm bài cũ: ( 4 phút)

HS1: Cách đo độ dài?Giải BT 1-2.7 và 1-2.8.

HS2: Cách đo độ dài?Giải BT 1-2.9.

2. Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (2ph)

* Làm thế nào để biết bình( cắm hoa, thuỷ tinh) chứa bao nhiêu nước?(dung tích của bình)

- Dự đoán trả lời

 

Hoạt động 2 : Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích (10ph)

-Y/c hs tự ôn

- T/c thảo luận lớp C2-> C5. Câu C4 kết hợp với dụng cụ cho HS xđ GHĐ và ĐCNN của từng dụng cụ.

- Hs tự tìm hiểu

- Cá nhân thực hiện

I. Đơn vị đo thể tích:

C1:

II. Đo thể tích chất lỏng:

1. Tìm hiểu dụng đo thể tích:

C2:

Ca đong to có GHĐ 1lít và ĐCNN 0,5lít

Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN 0,5lít

Thùng nhựa có GHĐ 5 lít và ĐCNN 1 lít.

C3 :

Chai có ghi sẵn dung tích : Chai côcacôla 1l, lavi 0,5l ; 1l ; 10l ; bơm tiêm

C4:

A/ 100 ml; 2 ml.

B/250 ml; 50 ml.

C/ 300 ml; 50 ml.

C5:

Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; Các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích ; bình chia độ , bơm tiêm

Hoạt động 3: Cách đo thể tích chất lỏng (10ph)

-Thảo luận lớp C6 -> C8. (Câu C8 sử dụng H3.5 SGK)

Hoàn tất kết luận câu C9

- Thực hiện C6, C7, C8

Nhóm thảo luận rút ra kết luận

Thực hiện C9

2. Cách đo thể tích chất lỏng:

C6:

H 3.4b;

C7:

H 3.4b

C8:

70 cm3; 50 cm3;40 cm3

Kết luận:

C9:

- Ước lượng thể tích cần đo.

- Chọn bình chia đọ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

- Đặt bình chia độ thẳng đứng.

- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

Hoạt động 4 : Thực hành đo thể tích chất lỏng (14ph)

- Y/c HS nêu lại cách đo thể tích chất lỏng.

-Hướng dẫn thực hành.

-Thu báo cáo kết quả

- Nhóm làm TN đo thể tích CL ở 2 bình và ghi kết quả vào bảng 3.1.

Hoàn thành bảng kết quả nộp

3. Thực hành:

3. Củng cố (3 phút):

- Vật rắn không thấm nước được xđ thể tích ntn?

- Củng cố lại nội dung chính trong bài.

4. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút):

- Học bài

- Làm BTVN: 3.1 -> 3.7 SBT tr 6,7.

- Chuẩn bị bài mới: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng – Mẫu giáo án số 2

Tiết 2:

Soạn:

Giảng:

Bài 3:

ĐOTHỂTÍCH CHẤT LỎNG

I/MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

  • Kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng; Nắm được cách đo thể tích chất lỏng.

2. Kĩ năng:

  • Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thông thường.

3.Thái độ:

- Tích cực, tập trungtrong học tập.

II/ CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

Một xô nước, tranh vẽ hình3.2; 3.3; 3.4; 3.5 (SGK)

2. Học sinh:

1 bình nước đầy (chưa biết thể tích); 2 bình dựng nước mỗi bình chứa một ít nước, 1 bìnhđo độ, 1 vài ca đong.

II/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

HS1: Ta dùng thước có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêuđể đochiều dài quyển sách vật lí 6?

HS2: Nêu cách đo độ dài?

4. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Nêu tình huốngvào bài học(1')

GV: Đưa ra 1 - 3 tình huống có trong thực tế để học sinh suy nghĩ.

Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm hiểu lại đơn vị đo thể tích: (2 phút )

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cáchđo thể tích chất lỏng: (10 phút)

GV: Treo bảng 3.1 lên bảng cho HS quan sát.

HS: Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ này?

GV: Nếu không có ca đong thì em dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?

HS: Các loại chai có ghi sẵn thể tích .

GV : Treo hình vẽ hình 3.2 lên bảng

HS : Quan sát và cho biết GHĐ và ĐCNN của các loại bình này ?

GV: Hãy quan sát hình 3.3 , hãy chi biết bình nào đặt để đo chính xác nhất ?

GV: Có ba cách đặt mắt quan sát như hình 3.4 Cách nào đúng?

HS: Cách b

HS: Thảo luận trong 3 phút và lần lược điền vào chỗ trống phần “kết luận” ở SGK ?

Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành (10 phút)

GV: Cho hs ước lượng thể tích của vật, sau đó kiểm tra lại bằng dụng cụ đo.

HS: Thực hiện theo nhóm; báo cáo kết quả vào bảng 3.1 SGK

I/ ĐƠN VỊ THỂ TÍCH:

Học sinh về nhà tự đọc

II/ ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG:

1. Tìm hiểu dụng cụ đo:

C2 : Ca 1 lít

Calít

Ca5 lít

C3: Chai đã có sẵn dung tích, thùng gánh nước …

C4:Bình a có GHĐ là 100mm ,

Bình b có GHĐ là 250ml

Bình c có GHĐ là 300ml

C5 : Chai , lọ , ca đong có ghi sẵn dung tích

2. Tìm hiẻu cách đo thể tích:

C6:Bình b

C7:Cách b đặt mắt đúng nhất.

C8 : a.70cm

b.50cm

c.40cm

3. Thực hành:

4. Củng cố và hướng dẫn tự học: (8 phút)

* Củng cố : Hệ thống lại những ý chính cho hs nắm; Hướng dẫn hs làm BT 3.1 SBT

* Hướng dẫn tự học: Làm BT 3,2 ;3.3;3.4;3.5;3.6

- Làm thế nào để xác định thể tích hòn đá ?

-------------------------------------------------------------------------------------------------------