Giáo án Vật lý 6 Bài Kiểm tra 1 tiết

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài Kiểm tra 1 tiết – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 27: KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thông qua tiết kiểm tra đanh giá sự nhận thức của hs từ đó phân chia mức độ tiếp thu bài của hs để rút ra kinh nghiệm giảng dạy trong những tiết sau.

2. Kĩ năng:

- HS giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong tự nhiên, đo được một số đại lượng vật lí, xác định dược một số thí dụ có liên quan trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc ,trung thực trong khi làm bài.

II. Chuẩn bị:

- GV: đề kiểm tra

- HS: kiến thức

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp

2. Phát đề kiểm tra:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Mức độ

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

TN

TL

TN

TL

CĐ thấp

CĐ cao

TN

TL

TN

TL

Ròng rọc

1- Nêu được tác dụng của ròng rọc là làm giảm lực kéo hoặc dổi hướng của lực kéo

2- Nêu được ròng rọc có trong một số vật dụng và thiết bị thông thường.

3- Nêu được tác dụng của ròng rọc trong các ví dụ thực tế và xác đinh được lực kéo

.4- Sử dụng đươc ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó

 

Số câu.

1.C1,

   

2

C1

       

2

Số điểm.

(%)

     

3

30%

       

3

30%

Sự nở vì nhiệt

5-Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. Nhận biết được chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

6- Nêu được ví dụ các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

7- Vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

   

Số câu.

         

Số điểm.

(%)

         

Nhiệt kế nhiệt giai

8- Mô tả được cấu tạo, nguyên tắc và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

9- Nhận biếtđược một số nhiệt độ thường gặp theô thang đo nhiệt độ Xen –xi -út

10- Nêu được úng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt ké y tế và nhiệtkế rượu.

11-Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy định.

12- Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.

13- lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.

 

Số câu.

1

C2

 

C4

1

C2 ,C3

 

1

C5

   

4

Số điểm.

(%)

1

10%

 

1

10%

2

20%

 

3

30%

   

7

70%

Tổng

1(1)

10%

 

1(1)

10%

3(5)

50%

 

1(3)

30%

   

6(10)

100%

A. TRẮC NGHIỆM:Khoanh tròn vào đáp án đúng ở trươc câu trả lời đúng sau:

Câu 1:   Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? ( 0,5đ )

A. Đòn bẩy và ròng rọc cố định.

B. Ròng rọc cố định và ròng rọc động.

C. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

D. Ròng rọc động và mặt phẳng nghiêng.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung núng một vật rắn? (0,5đ)

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Khối lượng riêng của vật tăng.

C. Thể tích của vật tăng.

D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng

Câu 3: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên:

( 0,5đ)

A. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

B. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

C. sự dãn nở vìnhiệt của chất khí.

D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

B. TỰ LUẬN:

Câu 5(2đ): Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường ?

Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm thế nào?

Câu 6(3đ):

Nêu 3 hiện tượng về các chất rắn, lỏng, khíkhi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.

Câu 7(3đ):

Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu ?

----------------Hết---------------

ĐÁP ÁN

A.TRẮC NGHIỆM: (2 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

1

2

3

Đáp án

B

C

D

B. TỰ LUẬN:8 điểm

Câu

 

Nội dung

Điểm

5

(2đ)

 

- Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường:Máy tời ở công trường xây dựng (hoặc ròng rọc kéo gầu nước giếng)

Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng.

6

(3đ)

 

- Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh.

- Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm.

- Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong xăm xe dãn nở nhiều hơn xăm bị xăm ngăn cản nên tác dụng lực lớn vào xăm gây nổ xăm. Cách khắc phục là không nên bơm xe đạp quá căng,

7

(3đ)

 

Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lúc đầu mực chất lỏng trong nhiệt kế giảm xuống vì thuỷ tinh nở ra nhưng chất lỏng chưa kịp nở.

1,5đ

Sau đú chất lỏng nở ra, và nở nhiều hơn chất rắn nên mực chất lỏng trong nhiệt kế dâng lên cao hơn mức ban đầu.

1,5đ

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài Kiểm tra 1 tiết – Mẫu giáo án số 2

Tuần:

Ngày soạn :……..

Tiết...: KIỂM TRA 1 TIẾT

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Kiểm tra những kiến thức đã học ở phần “nhiệt học”

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức để giải càc bài tập và các hiện tượng

3.Thái độ:

Trung thực, ổn định trong tiết kiểm tra

II/ Đề kiểm tra:

A. Phần trắc nghiệm:

*Hãy khoan tròn vào chữ cái đầu câu của những câu trả lời đúng nhất sau đây:

Câu 1: Khi đun nóng một vật rắn thì vật rắn đó sẽ :

A.Nở ra     B. Co lại     C .Lạnh đi      D.Nhiệt độ của nó giảm

Câu 2: Hiện tượng nào xảy ra sau đây khi nung nóng một lượng chất lỏng ?

A. Kkhối lượng chất lỏng tăng

B. Trọng lượng chất lỏng tăng

C.Thể tích chất lỏng tăng

D. Cảa ,b,c đều đúng

Câu 3:Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít sau đây , cách sắp xếp nào đúng ?

A. Rắn, lỏng, khí

B. Rắn, khí, lỏng

C. Khí, lỏng, rắn

D. Khí, rắn ,lỏng

Câu 4: Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể người ?

A. Nhiệt kế rượu               B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế thuỷ ngân       D. Cả 3 nhiệt kế trên

*Hãy điền từ (hoặc cụm từ) thích hợp vào chỗ trống của càc câu sau:

a. Chất rắn ……(1) ….khi nóng lên , co lại …(2)…..

b. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt ….(3)……….

c. Để đo nhiệt độ người ta dùng ……..(4)……….

B/ PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏnhg ?

Câu 2 : Hãy đổi 30C =? F

III/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

·BÀI SẮP HỌC:

“ sự nóng chảy sự đông đặc “càc em cần soạn bài kĩ phần “ sự nóng chảy sự đông đặc” hôm sauta học

IV/ BỔ SUNG:

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

A PHẦN TRẮC NGHIỆM:

*

CÂU 1 :A(0,5đ)

Câu2:C(0.5đ)

Câu3:C(0,5đ)

Câu4:B( 0,5đ)

*

(1) Nở ra (0,5đ) (2) Khi lạnh đi (0,5đ) (3)Gống nhau (0,5đ) (4)Nhiệt kế (0.5đ)

B. Phần tự luận:

Câu 1: Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cóc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước , nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèo nhau và gây vỡ cốc

Câu 2:

Ảnh đính kèm

----------------------------------------------------------------------------------------------------