Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 8: Trọng lực – Đơn vị của trọng lực mới nhất – Mẫu giáo án số 1
TIẾT 7
BÀI 8:TRỌNG LỰC– ĐƠN VỊ LỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng nên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10 m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Nêu được phương và chiều của trọng lực.
- Nắm được đơn vị đo cường độ lực là Niutơn
2. Kĩ năng:
- Biết sư dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
- GV:
Mỗi nhóm: 1 giá treo, 1 lò xo, 1 quả nặng 100g, 1 dây dọi, 1 khay nước màu, 1 thước êke
- HS:
Êke, thước kẻ, dây dọi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ (15 phút):
ĐỀ BÀI:
Câu 1:
- Lực tác dụng làm vật biến đổi chuyển động,một ví dụ về lực tác dụng làm Em hãy lấy một ví dụ về lực tác dụng làm vật bị biến dạng, một ví dụ về vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
Câu 2: Em hãy đổi các đơn vị sau?
a/ 1,86kg = ........................g
b/ 0.87kg =......................mg
c/ 834mm= ........................km
d/ 1 tạ= ........................g
ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
Câu 1: |
Mỗi câu đúng được 2 điểm. - VD về lưc tác dụng làm vật bị biến dạng: Dùng búa đập vào chậu nhôm. - VD về lưc tác dụng làm vật bị biến đổi CĐ: Đá cầu, đánh cầu lông..... - VD về lưc tác dụng làm vật vừa bị biến dạng vừa biến đổi CĐ Đá bòng, đánh bóng chuyền , đánh tenít...... |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2: |
Mỗi ý đúng được 1 điểm. a, b, c, d, |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
2. Bài mới:
HĐ CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (2ph)
Tạo tình huống như SGK HS nhận thức và c/m Trái đất hút mọi vật. |
-Hs nêu dự đoán. |
|
Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực (11ph) |
||
- Tổ chức HS làm TN h8.11; qua quan sát để trả lời các câu từ C1=> C3. + Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng? + Y/c HS trả lời C1. - GV làm TN với viên phấn - Hiện tượng xảy ra chứng tỏ gì? HS trả lời C2. - Từ 2 TN trên tổ chức HS thảo luận C3. - Rút ra KL + Trọng lực là gì? + Trọng lượng của vật là gì? |
- Nhóm làm TN, q/s và nhận xét, trả lời C1 - Quan sát - Cá nhân thực hiện C2 - Thực hiện theo nhóm - Cá nhân thu thập thông tin trả lời . |
I. Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì?: 1. Thí nghiệm: C1: có; lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên; do có 1 lực khác cân bằng với lực lò xo, t/d kéo xuống vào quả nặng, nên quả nặng đứng yên. C2: Viên phấn rơi xuống, lực đó có phương thẳng đứng, chiều từ từ trên xuống. C3: (1) cân bằng (2 )trái Đất; (3) biến đổi (4) lực hút, (5) Trái Đất 2. Kết luận: (SGK) |
Hoạt động 3 : Tìm hiểu phương, chiều của trọng lực (7ph) |
||
- GV bố trí TN h 8.2 giải thích: phương của dây dọi là phương thẳng đứng. - Y/c HS tìm hểu và trả lời C4, C5 - Y/c HS NX bổ sung. - Nêu lại kết luận . - GV: NX, chốt lại. |
- Q/s và thu thập thông tin - Hđ nhóm TL câu hỏi. - HS NX bổ sung. - Cá nhân phát biểu - Hs lắg nghe. |
II. Phương và chiều của trọng lực: 1. Phương và chiều của trọng lực: C4: (1)cân bằng; (2)dây dọi ; (3)thẳng đứng ; (4)từ trên xuống dưới C5: 2. Kết luận: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái đất) |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về đơn vị lực (3ph) |
||
-H/dẫn HS tìm hiểu thông tin trong SGK Chú ý: không được viết 1kg = 10N; 1g = 1N |
Cá nhân thực hiện |
III.Đơn vị lực: - Đơn vị lực là Niutơn (kí hiệu: N) - Trọng lượng của quả cân 100g là 1N |
Hoạt động 5 : Vận dụng ( 4ph) |
||
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu C6 |
TLCH |
IV.VẬN DỤNG:C6: phương của dây dọi trùng với 1 cạnh góc vuông của ê ke; mặt nước trùng với cạnh gó vuông còn lại |
3. Củng cố. (2 phút )
- Củng cố lại kiến thức chính của bài.
4. Hướng dẫn học ở nhà .(1phút )
- Học bài và làm BT 8.1 -> 8.3 SBT tr 12, 13.
- Về nhà ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết
Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 8: Trọng lực – Đơn vị của trọng lực – Mẫu giáo án số 2
Tuần: 8
Ngày soạn:……..
Tiết: 8 TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi: Trọng lực của vật là gì?
- Nêu được phương và chiều của trọng lực
- Biết đơn vị của trọng lực
2. Kĩ năng :
Sử dụng được sợi dây dọi để xác định phưong thẳng đứng
3. Thái độ:
Hs tích cực, tập trung trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
1 giá treo, 1 lò xo, 1 quả nặng, 1dây dọi, một khay nước, 1eke
2. Học sinh:
Chia làm 4 nhóm , mỗi nhóm chuẩn bị như giáo viên
III/ Giảng dạy:
1. Ổn định lớp: ( 1 phút )
2. Kiểm tra: ( 5 phút)
a. Bài cũ:
GV: Em hãy nêu phần “ghi nhớ” sgk ? Hãy lấy một ví dụ về lực tác dụng lên một vật vừa làm biến đổi chuyển độmg của vật vừa làm cho vật bị biến dạng ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét , cho điểm
b. Sự chuẩn bị của hs cho bài mới :
3. Tình huống bài mới: ( 1 phút)
Giáo viên lấy tình huống như ghi ở sgk
4. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP |
NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu trọng lực là gì: (8 phút) GV: Để hiểu rõ trọng lực là gì , hôm bay ta vào TN GV: Làm TN hình 8.1 SGK HS: Quan sát GV:Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không ? lực này có phương và chiều như thề nào ? Tại sao nó lại đứng yên ? HS: Trả lời GV: Cầm viên phấn trên tay rồi thả ra , viên phấn rơi chứng tỏ điều gì ? HS: Có lực tác dụng lên viên phấn GV: Lực này có phương và chiều như thế nào ? HS: Trả lời GV: Cho hs thảo luận và trả lời câu C3 HS: (1) cân bằng(2) trái đất(3) biến đổi (4) lực hút(5) trái đất GV: Cho hs ghi “kết luận” ở SGK vào vở HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực ( 5 phút ) GV: Giới thiệu cho hs biếtt dây dọi HS: Quan sát GV:Hãy tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống câu C4 ? HS: (1) cân bằng(2) dây dọi(3) thẳng đứng(4) từ trên xuống dưới GV:Vậy trọng lực có phương và chiều như thế nào ? HS: Phương thẳng đứng vàchiều từ trên xuống HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đơi vị lực: (5 phút) GV: Đơn vị của lực là gì? HS:Niutơn GV: Kí hiệu là gì? HS: N GV: 1N = 0,1kg =100g HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu buớc vận dụng: (5 phút) GV: Cho hs làmTN như đã ghi ở C6 HS: Thực hịên GV: Hướng dẫn hs dùng eke để đo GV: Em thấy phương dây dội và phương mặt nước như thế nào ? HS: Phương dây dọi vuông góc với mặt nước |
I/ Trọng lực là gì ? 1. Thí nghiệm: C1: Lò xo tác dụng lực vào quả nặng . Lựcnày có phương dọc theo lò xo , hướng từ dưới lên . Quả nặng đứng yên vì có lực khác tác dụng vào, lực này có phương trùng với phương của lực mà lò xo sinh ra và chiều từ trên xuống 2. Kết luận : - Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật , lực này gọi là trọng lực - Độ lớn của trọng lực tác dụng lên mọi vật gọilà trọng lượng của vật. II/ Phương và chiều của lực:
Kết luận: Trọng lượng có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống III/ Đơn vị của trọng lực: Đơn vị của trọng lực là Niutơn , kí hiệu là N 1N = 100g 1kg = 10N IV/ Vận dụng: |
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố và hướng dẫn tự học: (10 phút)
1. Củng cố:
Hệthống lại kiến thức vừ a học
Hướng dẫn hs làm BT 8.1;8.2 sbt
2. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học:
Học thuộc “ghi nhớ” SGK
Làm BT 8.3;8.4;8.5 SBT
b. Bài sắp học: “Kiểm tra 1 tiết”
Các em xem lại những nội dung những bài đã học để hôm sau ta kiểm tra.
IV / Bổ sung:
---------------------------------------------------------------------------------------------------