Giáo án Địa lý 7 Bài: Ôn tập chương III, IV, V mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III, IV, V

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức cơ bản về môi trường ôn hoà, hoang mạc, vùng núi, đới lạnh và những hoạt động kinh tế ở các môi trường .

2. Kĩ năng :

- Củng cố kỹ năng đọc, phân tích lược đồ, phân tích biểu đồ, ảnh địa lý.

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. Giáo viên :

- Bản đồ các kiểu môi trường ,

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Hoạt đông khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi như thế nào? Nêu biểu hiện và nguyên nhân?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Để củng cố lại các môi trường địa lí về đặc điểm môi trường và hoạt động kinh tế thì hôm nay chúng ta cùng ôn lại nội dung đó qua bài ôn tập chương III,IV,V:

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

. Triển khai bài dạy:

GV: Kẻ bảng theo mẫu sau.

GV: Yêu cầu lớp thảo luận: chia lớp thành 3 nhóm

- Chia nhóm: Mỗi bàn một nhóm.

- Thời gian: 20 phút.

- Nội dung thảo luận:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đới hoang mạc.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đới lạnh.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng núi.

Môi trường

Hoang mạc

Đới lạnh

Vùng núi

Khí hậu

- Rất khô hạn.

- Biên độ nhiệt ngàyvà năm rất lớn.

- Nhiệt độ thấp, lạnh lẽo quanh năm:

+ Mùa đông kéo dài lạnh

(-100C -500C)

+ Mùa hạ ngắn, nhiệt độ khoảng 100C

- Mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết

- Khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng sườn núi.

Thực vật

- Rút ngắn chu kì sinh trưởng.

- Thay đổi hình thái: lá, thân, rễ.

- Phát triển vào mùa hạ.

- Cây thấp lùn xen lẫn rêu, địa y.

- Thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi.

Hoạt động kinh tế

- Cổ truyền: chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo.

- Hiện đại: Khai thác khoáng sản, du lịch, trồng trọt với quy mô lớn

- Cổ truyền: Chăn nuôi, săn bắn, đánh cá.

- Hiện đại: khai thác khoáng sản, chăn nuôi thú có long quí.

Vấn đề cần quan tâm.

- Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng.

- Nguy cơ tuyệt chủng các động vật quí hiếm.

- Thiếu nhân lực.

3. Hoạt động luyện tập:

Giáo viên gọi 2-3 hs và yêu cầu học sinh chốt lại toàn bộ nội dung bài học

4. Hoạt động vận dụng:

- Học dạng bài địa lí về các môi trường tự nhiên cho em hiểu biết gì ?

- Với những khó khăn của từng môi trường, theo em, đâu là vấn đề chung mà con người ở cả 4 môi trường này đều phải quan tâm và giải quyết ?

- Chúng ta đang sống trong môi trường đới nào ? Các em cần phải làm gì với môi trường xung quanh?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

* Tìm hiểu về các đới khí hậu trên Trái Đất

* Ôn tập tốt các bài đã học

* Nghiên cứu trước bài 25 “ Thế giới rộng lớn và đa dạng”.

+ Cho biết sự khác nhau giữa lục địa và châu lục.

+ Tìm hiểu về các nhóm nước trên thế giới

*********************************