Giáo án Địa lý 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 38, Bài 35:KHÁI QUÁT CHÂU MĨ

I.Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nắm được vị trí địa lý, giới hạn, kích thước của châu Mĩ để hiểu rằng đây là châu lục nằm tách biệt ở nửa cầu Tây có diện tích rộng lớn đứng thứ hai thế giới .

- Chu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư, có thành phần dân tộc đa dạng, văn hoá độc đáo .

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và các luồng nhập cư vào châu Mĩ để rút ra kiến thức về quy mô lãnh thổ và sự hình thành dân cư châu Mĩ .

3.Thái độ:

- Giáo dục tinh thần thương yêu đoàn kết giúp nhau cùng phát triển .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viênvà học sinh:

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ .

- Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ .

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa .

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Quốc gianào có nền kinh tế phát triển nhất chu Phi? Nằm trong khu vực nào? Có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế ?

- Nêu tên một số quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất châu Phi? Có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

* Khởi động: - Xác định vị trí các châu lục trên bản đồ tự nhiên thế giới .

- Châu nào nằm ở giữa cầu Đông?

- Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc?

- Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc và nửa cầu Nam?

- Châu Mĩ tìm ra muộn (1492), nhiều luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng…

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1 : ( cặp )- (20 phút)

- Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và bản đồ tự nhiên châu Mĩ

-Xác định vị trí, giới hạn châu Mĩ?

- Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây? (200T -1600Đ)

- Xác định các đường chí tuyến, xích đạo và các đường vòng cực?

- Lãnh thổ châu Mĩ có đặc điểm gì khác so với các châu lục khác? (lãnh thổ kéo dài 139 vĩ độ nên đủ các đới tự nhiên thuộc 3 vành đai nhiệt trên mặt địa cầu)

- Xác định kênh đào Panama và nêu ý nghĩa của kênh đào Panama? (kinh tế) rộng 50km, đào trong 35 năm, có vai trò to lớn về kinh tế, quân sự)

- Diện tích châu Mĩ bao nhiêu ? Đứng thứ mấy trên thế giới ?

- Gv giới thiệu cuộc phát kiến địa lí vào kỉ nguyên Ánh Sáng

1.Một lãnh thổ rộng lớn

- Nằm ở nửa cầu Tây

- Lãnh thổ kéo dài từ vòng cực Bắc đến cận vòng cực Nam .

- Diện tích 42 triệu km2.

+ Hoạt động 2: ( nhóm )- (15 phút)

- Quan sátlược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ .

- Trước thế kỉ XVI, chủ nhân ở đây là người gì? Thuộc chủng tộc nào?

- Em hãy cho biết vài nét về người Exkimô và người Anhđiêng?

- Sau cuộc phát kiến của Côlômbô thành phần dân cư châu Mĩ có gì thay đổi?

- Các luồng nhập cư có vai trị quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

- Gv giới thiệu thân phận của người dân nhập cư .

- Liên hệ giáo dục .

- Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ?

- Hs đọc kết luận sách giáo khoa.

2.Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tôc đa dạng

- Trước thế kỉ XVI có người Exkimô và người Anhđiêng thuộc chủng tộc Môgôlôit sinh sống

- Từ thế kỉ XVI có đầy đủ các chủng tộc trên thế giới

- Các chủng tộc ở châu Mĩ đã hòa huyết tạo nên thành phần người lai

4. Hoạt động luyện tập:

- Xác định vị trí châu Mĩ và cho biết vị trí châu Mĩ có gì đặc biệt so với các châu lục khác ?

-Tại sao nói châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư và thành phần chủng tộc phức tạp ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài vàtrả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bi 36 : Thiên nhiên Bắc Mĩ

+ Vị trí giới hạn Bắc Mĩ

+ Phạm vi lãnh thổ

+ Đặc điểm cấu trúc địa hình

+ Sự phân hóa khí hậu như thế nào ?

6.Rút kinh nghiệm :

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

*********************************