Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 43, Bài 40: THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở VÙNG ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI”
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
-Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì
-Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc ở “Vành đai Mặt Trời”
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng phân tích Lược đồ công nghiệp để có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của vùng công nghiệp truyền thống và “Vành đai Mặt trời’
-Kĩ năng phân tích số liệu thống kê để thấy sự phát triển mạnh mẽ của “Vành đai Mặt Trời”
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Thu thập, phân tích và xử lí thông tin qua các lược đồ để trả lời các câu hỏivà hoàn thành nội dung bài thực hành .Phân tích và giải thích một số vấn đề của ngành công nghiệpvà vùng công nghiệp củaHoa Kì .
- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .
- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày 1 phút .
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
-Lược đồ công nghiệp Hoa Kì
-Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa
- Chuẩn bị bài thực hành theo yêu cầu sgk .
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp: (1phút)
2. Hoạt động khởi động: Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì gặp khó khăn gì ? Hoa Kì làm gì hạn chế các khó khăn trên ?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Gv nêu yêu cầu bài thực hành:
- Hoạt động nhóm: 4 nhóm – Các nhóm thảo luận theo câu hỏi sách giáo khoa.
- Các nhóm đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung:
- Gv nhận xét, kết luận:
+ Hoạt động 1: Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì.
+ Thời gian : 10 phút
- Vị trí: Nằm phía Đông Bắc, lãnh thổ của quốc gia trải rộng từ Hồ Lớn đến ven Đại Tây Dương
- Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì:
+ Niu-Ooc, Sicagô, Oasintơn, Đitơroi, Philađenphia.
+ Clivơlen, Inđianapôlit, Bôxtơn
- Tên các ngành công nghiệp:
+ Luyện kim đen và luyện kim màu, hoá chất, ôtô, dệt, thực phẩm, năng lượng, hàng không
- Các ngành công nghiệp truyền thống vùng Đông Bắc có thời kì bị sa sút vì:
+ Công nghệ lạc hậu.
+ Bị cạnh tranh gay gắt của Liên minh châu Âu, Nhật Bản.
+ Bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970-1973, 1980-1982)
+ Hoạt động 2: Sự phát triển của “Vành đai công nghiệp mới”
+ Thời gian : 10 phút
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động: Từ các vùng công nghiệp truyền thống phía Nam Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới phía Nam và ven Thái Bình Dương.
- Có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì vì: cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp – nghiên cứu khoa học ở phía Nam và Tây Hoa Kì tạo điều kiện cho sự xuật hiện “Vành đai Mặt Trời”
- Do nhu cầu phát triển nhanh của vành đai công nghiệp mới đã thu hút vốn và lao động trên toàn Hoa Kì, tập trung vào đầu tư các ngành kinh tế cao cấp mới.
- Vị trí vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời “ có thuận lợi:
+ Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu chính từ Mehicô.
+ Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu từ Đại Tây dương vào tập trung từ các nước châu Mĩ Latinh, là khu vực tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Hoa Kì
4. Hoạt động luyện tập:
- Nguyên nhân các ngành công nghiệp truyền thống của Đông Bắc Hoa Kì bị sa sút .
5. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Ôn lại đặc điểm cấu trúc địa hình, sự phân bố khí hậu Bắc Mĩ.
- Chuẩn bị bài 41 : Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
+ Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ
+ Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti
+ Đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.
6. Rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*********************************