Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 44, Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ để nhận biết đây là khu vực có không gian địa líkhổng lồ
- Đặc trưngđịa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti, cấu trúc địa hình của Nam Mĩ
2.Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ tự nhiên, xác định vị trí đới lạnh và quy mô lãnh thổ khu vực Trung và Nam Mĩ
- Kĩ năng so sánh và phân tích các đặc điểm khu vực địa hình, rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăngti, giữa khu vực Đông và khu vực Tây Nam Mĩ
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Thu thập, phân tích , so sánh và xử lí thông tin qua bài viết về đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ. Phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .
- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày 1 phút .
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ
- Các tranh ảnh liên quan
2. Học sinh :
- Học bài cũ
- Xem trước bài mới
III . Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1phút)
2. Hoạt động khởi động: - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
- Trình bày sự phân bố của khí hậu Bắc Mĩ?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Trung và Nam Mĩ trải dài từ chí tuyến bắc đến cận vòng cực nam, là khu vực rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên đa dạng . Sự đa dạng đó trước tiên thể hiện trong đặc điểm địa hìnhmà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay .
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung ghi bảng |
+ Hoạt động 1: ( cá nhân)- Thời gian: 15 phút - Quan sát Bản đồ và hình 41.1: Xác định phạm vi khu vực Trung và Nam Mĩ? - Diện tích của Trung và Nam Mĩ ? - Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti nằm trong môi trường nào? Gió gì thường xuyên hoạt động? Hướng gió? - Địa hình ở khu vực eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti có đặc điểm cơ bản gì ? - Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti tự nhiên có sự phân hố như thế nào? - Vì sao có sự phân hóa giữa đông và tây ? + Hoạt động 2 : ( Nhóm )- Thời gian : 20 phút - Quan sát H41.1 và lát cắt địa hình Nam Mĩ dọc vĩ tuyến 200N: Hãy nêu đặc điểm cấu trúcđịa hình Nam Mĩ? - Hoạt động nhóm: 6 nhóm ( 4 phút ) - Nhóm 1.2 :Nêu đặc điểm địa hình hệ thống núi trẻ An đét . So sánh với hệ thống núi Cooc đi e . - Nhóm 3.4 : Nêu đặc điểm miền đồng bằng. So sánh với miền đồng bằng Bắc Mĩ . - Nhóm 5.6 : Nêu đặc điểm miền núi già và sơn nguyên. Bề mặt địa hình sơn nguyên Guy an và sơn nguyên Braxin khác nhau như thế nào ? - Các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung - Gv nhận xét, kết luận: - Địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ có đặc điểm gì giống và khác nhau? - Hs đọc kết luận sách giáo khoa. |
1. Khái quát tự nhiên: - Diện tích 20,5 triệu km2 a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti - Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới. - Nơi tận cùng dãy Cooc-đi-e có nhiều núi lửa hoạt động - Quần đảo Ăngti gồm vô số đảo quanh biển Caribê… -Khí hậu và thực vật có sự phân hoá Đông – Tây. b. Khu vực Nam Mĩ -Hệ thống núi trẻ Anđét phía Tây + Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ từ 3000-5000m… - Đồng bằng ở giữa: Ôrinôcô, Amazôn, PamPa, Laplata. - Sơn nguyên phía Tây: Braxin, Guyana |
4. Hoạt động luyện tập:
- Nêu đặc điểm địa hình khu vực Trung và Nam Mĩ :
5. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài và trả lờicâu hỏi bài tập sgk .
- Chuẩn bị : Bài 42 Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ ( tt )
+ Sự phân bố khí hậu ở Trung và Nam Mĩ,
+ Sự phân bố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu như thế nào ?
+ Đặc điểm các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ
6. Rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************