Giáo án Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 47, Bài 44 :KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ

I.Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều thể hiện ở hai hình thức phổ biến là đại điền trang và tiểu điền trang.

- Nguyên nhân cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công.

- Sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

2.Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc và phân tích lược đồ nông nghiệp để thấy được sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

- Kĩ năng phân tích ảnh về hai hình thức sở hữu và sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập tốt và yêu thích môn học .

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

III. Tổ chức các hoạt động dạy vàhọc:

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động:

- Nêu đặc điểm chính về dân cư . Giải thích sự thưa dân ở một số vùng của Trung và Nam Mĩ .

- Quá trình đô thị hóa Trung và Nam Mĩ có gì khác Bắc Mĩ ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Trung và Nam Mĩ có tiềm năng nông nghiệp to lớn . Sản xuất nông nghiệp mang tính chất độc canh sâu sắc và tồn tại hai hình thức sản xuất tri ngược nhau đó là tiểu điền trang và đại điền trang điều đó thể hiện sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ . Chúng ta cùng nhau nghiên cứu những vấn đề này trong bài học hôm nay .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: ( nhóm )- Thời gian: 15 phút

- Hs đọc mục a

- Quan sát hình44.1,2,3:

- Nhận xét về các hình thức tính chất sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. Có mấy hình thức…?

- Hs hoạt động theo nhóm hoàn thành bảng sau: ( 4 nhóm – 4 phút )

Nội dung

Tiểu điền trang

Đại điền trang

- Quy mô

- Quyền sở hữu

- Hình thức canh tác

- Nông sản chủ yếu

- Mục đích

- Nêu sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ?

- Vấn đề giải quyết các bất hợp lí như thế nào ?

- Vì sao các cuộc cải cách ở đây ít thành công ?

+ Hoạt động 2 : ( cặp)- Thời gian : 20 phút

- Ngành trồng trọt được tiến hành như thế nào ?

- Vì sao có tình trạng như vậy ?

- Quan sát hình 44.4

- Cho biết Trung và Nam Mĩcó những loại cây trồng chủ yếu nào ?

- Các loại cây trồng nêu trên phân bố ở đâu ?

- Quan sát hình 44.4

- Cho biết Trung và Nam Mĩcó những loại vật nuôichủ yếu nào? Phân bố .

1.Nông nghiệp

a.Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp

+Tiểu điển trang:

- Quy mô: Dưới 5 ha

- Quyền sở hữu : Các hộ nông dân

- Hình thức canh tác: Cổ truyền, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp

- Nông sản chủ yếu : Cây lương thực

- Mục đích : Tự cung tự cấp .

+ Đại điền trang:

- Quy mô: Hàng nghìn ha

- Quyền sở hữu : Các đại điền chủ

- Hình thức canh tác: Hiện đại, cơ giới hoá các khâu sản xuất

- Nông sản chủ yếu : Cây công nghiệp, chăn nuôi

- Mục đích : Xuất khẩu

- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lý

- Nền nông nghiệp nhiều nước lại lệ thuộc vào nước ngoài

b.Các ngành nông nghiệp

+ Trồng trọt:

- Mang tính chất độc canh

- Eo đất Trung Mĩ: Trồng chuối, mía, bông, cà phê .

- Quần đảo Ăng ti: Mía, cà phê, ca cao, thuốc lá .

- Nam Mĩ : Cà phê, bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả nhiệt đới .

+ Chăn nuôi và đánh cá :

- Bò : Bra xin , Achentina , Urugoay ,…

- Cừu , lạc đà Lama: Trung An đet

- Pêru có sản lượng đánh cá vào bậc nhất thế giới .

4. Hoạt động luyện tập:

- Hãy so sánh hai hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ?

- Nêu sự phân bố các loại cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ .

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 45 : Kinh tế Trung và Nam Mĩ ( tiếp theo )

+ Sự phân bố các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ

+ Vai trò rừng Amadôn

+ Mục tiêu khối kinh tế Mec-cô-xua.

6. Rút kinh nghiệm :

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

***************************************