Giáo án Địa lý 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 45, Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo )

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Sự phân bố khí hậu ở Trung và Nam Mĩ, vai trò của sự phân bố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu

- Đặc điểm các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ

2.Kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích các mối quan hệ của các yếu tố địa hình với khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác

- Kĩ năng phân tích và so sánh để thấy rõ sự phân bố của địa hình và khí hậu, hiểu được sự đa dạng của môi trường tự nhiên khu vực

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, liên hệ thực tế

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

* Tích hợp giáo dục môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ

- Các tranh ảnh liên quan

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học ;

1.Ổn định lớp: (1phút)

2. Hoạt động khởi động: - Nêu đặc điểm địa hình lục địa Nam Mĩ?

- So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Trung và Nam Mĩ là một khu vực rộng lớn, thiên nhiên rất phong phú và đa dạng có gần đầy đủ các môi trường trên Trái Đất . Đó là nội dung chính của bài học hôm nay .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

+ Hoạt động 1: Khí hậu ( cá nhân )- Thời gian :10 phút

- Quan sát hình 42.1: Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? (từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây)

- Sự khác nhau giữa vùng khí hậu lục địa Nam Mĩ với eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti?

- Sự phân hoá khí hậu Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào với phân bố địa hình?

- Trung và Nam Mĩ có đặc điểm địa hình và sự phân bố đa dạng của khí hậu. Lãnh thổ là không gianđịa lí rộng, khu vực có gió Tín phong hoạt động thường xuyên. Các dòng biển nóng và lạnh chảy ven bờ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên

+ Hoạt động 2: ( nhóm )- Thời gian :25 phút

- Dựa vào lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ .

- Hoạt động nhóm: 4 Hs – 4 phút

- Trung và Nam Mĩ có các môi trường tự nhiên nào? Phân bố?

- Tại sao các môi trường tự nhiên Trung và Nam Mĩ có sự phân hóa như vậy ?

- Các nhóm trả lời nhóm khác bổ sung .

- Gv nhận xét, kết luận .

- Dựa vào kiến thức đã học về môi trường xích đạo ẩm, em hãy mô tả cảnh quan rừng Amadôn – rừng xích đạo điển hình nhất thế giới .

- Cảnh quan vùng núi An đét thay đổi như thế nào ?

-Vì sao dãy đất hẹp phía Tây Anđet lại có hoang mạc?

- Ven biển Trung Anđet có dòng biển lạnh Pêru chảy ven bờ, hơi nước qua dòng biển lạnh ngưng tụ tạo thành sương mù. Không khí vào đất liền mất hơi nước nên không có mưa tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển, điển hình nhất là hoang mạc Atacama.

- Hs đọc kết luận sách giáo khoa.

- Thông tin về rừng Amadôn.( Rừng 5-6 tầng , cây cao 50- 60 m , gồm nhiều họ khác nhau , Động vật trên cạn và dưới nước đềurất giàu và đặc sắc … )

( Tích hợp giáo dục môi trường )

1. Sự phân hóa tự nhiên:

a. Khí hậu:

- Có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn nhất.

b. Các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ:

- Cảnh quan tự nhiên: đa dạng, phong phú, phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao.

4. Hoạt động luyện tập:

- Tự nhiên lục địa Nam Mĩ và châu Phi giống nhau ở đặc điểm gì?

- Khí hậu lục địa Nam Mĩ có tính chất nóng ẩm là do chịu ảnh hưởng của yếu tố nào ?

- Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường nào , phân bố ở đâu ?

5. Giao nhiệm vụ về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk

- Chuẩn bị bài 43 : Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ .

+ Đặc điểm dân cư .

+ Đặc điểm đô thị hóa ?

+ Hậu quả phát triển đô thị hóa tự phát .

6. Rút kinh nghiệm :

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

***********************************