Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 7, Bài 7 :
MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
I. MỤC TIÊU: HS đạt được
1. Kiến thức :
- Nắm được hoạt động gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông
- Nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa ,đặc điểm này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu của gió mùa .
- Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng của đới nóng ,
2. Kĩ năng:
-Đọc bản đồ , biểu đồ.
- Phân tíchảnh địa lí .
3. Thái độ :
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
5. Tích hợp: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống
II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:
1. GV: Bản đồ khí hậu châu Á, tranh ảnh về cảnh quan môi trường nhiệt đới gió mùa, bảng phụ
2. HS: Vở, SGK.tư liệu tham khảo
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Nêu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới ?
- Thiên nhiên môi trường nhiệt đới có những đặc điểm gì ?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí hậu (cặp, nhóm) - GV yêu cầu học sinh tự nghiên cứu sgk. - Dựa H5.1, xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa? - HS xác định ,1-2 hs nhận xét - Hướng dẫn học sinh quan sát H7.1, H7.2 - GV cho HS quan sát H7.1, H7.2 cho biết hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á? Nhận xét về hướng gió thổi vào các khu vực này? - HS trình bày,1-2 hs nhận xét - Gv nhận xét, bổ sung. - Hai mùa gió mang những tính chất gì? - Tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùa?(ảnh hưởng của lực tự quay của Trái Đất, gió vượt qua xích đạo bị đổi hướng) - Tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông? - HS trình bày,1-2 hs nhận xét - Gv nhận xét, bổ sung. - GV hướng dẫn học sinh quan sát H7.3,7.4. - Chia lớp thành nhóm nhỏ ( cặp/nhóm)thảo luận 4 phút - Quan sát H7.3, 7.4 cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Hà Nội và Mum Bai có gì khác nhau? - Các nhóm tích cực trao đổi, thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức GV cho HS rút ra nhận xét chung về khí hậu nhiệt đới gió mùa? - Những năm gần đây, khí hậu trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào? Liên hệ ở Việt nam? - HS trình bày,1-2 hs nhận xét - GV nhận xét, chuyển nội dung + Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới (cá nhân) - GV Hướng dẫn học sinh quan sátH7.5,7.6 ? Dựa vào H7.5,H7.6 cho biết cảnh sắc thiên nhiên có sự thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy? - HS trình bày,1-2 hs nhận xét ? Dựa vào sgk trình bày những điểm nổi bật về môi trường ? - HS trình bày,1-2 hs nhận xét - GV nhận xét, chuyển nội dung - Gv : Liên hệ Việt Nam. ( Tích hợp giáo dục môi trường ) |
1-Khí hậu : - Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa. - Khí hậu có 2 điểm nổi bật là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường. 2- Các đặc điểm khác của môi trường : - Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú nhất trong đới nóng. - Là nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới vì là nơi thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới. |
.Phụ lục :
Yếu tố |
Hà Nội |
Mum – bai |
Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ thấp nhất Biên độ nhiệt Lượng mưa cả năm Tháng mưa Tháng khô hạn |
300C 16.50C 13.50C 1700mm Tháng 5 – 10 Tháng 11 - 4 |
290C 23.50C 5.50C 1800mm Tháng 6 – 9 Tháng 10 - 5 |
3. Hoạt động luyện tập:
1/ Hướng gió nào đem lại nhiều mưa cho khu vực ĐNA?
A. Tây BắcB. Đông Bắc
C. Tây NamD. Đông Nam
2/ Điều gìkhông đúng về MTNĐ gió mùa?
A. Là một trong những nơi dân cư tập trung đông
B. Sản xuất nhiều lúa gạo và cây công nghiệp nhiệt đới
C. Có nhiều hoang mạc lớn
D. Thường xảy ra lũ lụt, hạn hán
4. Hoạt động vận dụng:
Nhận xét diễn biến thời tiết ở nước ta.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Sưu tầm tài liệu, ảnh chụp, tranh vẽ về thiên nhiên MTNĐGM
- Hoàn thiện bài tập trong sgk.
- Xem trước bài: “ Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng”
*******************************