Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
CHƯƠNG IX. CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Tiết 53, Bài 48 :THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Biết và mô tả được bốn nhóm đảo thuộc vùng đảo Châu Đại Dương.
- Nắmđược đặc điểm về tự nhiên của các đảo Châu Đại Dương
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ quan sát ảnh địa lí.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Thu thập, phân tích , so sánh và xử lí thông tin qua bài viết về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực. Phê phán hoạt động đánh bắt quá mức động vật ở vùng biển Nam Cực .
- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.
3. Thái độ :
- Ý thức bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ môi trường .
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên:
-Bản đồ châu Đại Dương.
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa .
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp: (1phút)
2. Hoạt động khởi động:
- Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực ?
- Tại sao Châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có chim, động vật sinh sống ?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Trên thế giới có một châu lục duy nhấtcó tên gọi gắn với đại dương. Có rất nhiều đặc điểm thiên nhiên độc đáo, thú vị ở châu lục này . Chúng ta cùng tìm hiểunhững đặc điểm đóqua bài 48 : ....
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
||||||||
+ Hoạt động 1 :Vị trí địa lí , địa hình ( Cá nhân ) - Quan sát bản đồ tự nhiên châu Đại Dương . - Xác định vị trí địa lí Châu Đại Dương ? - Xác định vị trí của các nhóm đảo? - Mêlanêdi : Bắc và Đông Bắc lục địa Ôxtrâylia. - Pôninêdi : Đông kinh tuyến 1800 - Micrônêdi : Bắc và Đông Bắc Mêlanêđi. - NiuDilen: Nam lục địa Ôxtrâylia. - Nguồn gốc hình thành các đảo . + Hoạt động 2: Khí hậu , thực vật và động vật ( nhóm ) - Gv lưu ý khí hậu ở đây chỉ xét khí hậu ở các đảo . - Quan sát hình 48.2 xác định hai địa điểm Guam và Numêa -Thảo luận nhóm 2 phút (4 nhóm 2 nhóm 1 biểu đồ) - Dựa vào hình 48.2 phân tích chế độ nhiệt, ẩm, của hai trạm khí tượng. - Điền thông tin vào bảng sau : - Hs trình bày – Gv chuẩn xác .
- Guam có lượng mưa : 2200 mm / năm - Numêa có lượng mưa 1200 mm / năm Lượng mưa cao, chế độ nhiệt điều hòa. - Diễn biến khí hậu của hai trạm khác nhau như thế nào ? - Qua phân tích nêu đặc điểm khí hậu của các đảo châu Đại Dương . -Khí hậu ảnh hưởng như thế nàođến sự phát triển sinh vật? - Tại sao Châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương? - Milanêđi: rừng nhiệt đới phát triển - Niu Dilen: Rừng ôn đới phát triển. - Micrônêđi-Pôlinêđi: Sinh vật nghèo hơn về loài. - Dựa vào H48.1 sgk và kiến thức đã học giải thích vì sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia là hoang mạc. Đọc tên các hoang mạc. -Tại sao lục địa Ôxtrâylia có giới sinh vật độc đáo? Kể tên? - Quan sát hình 48.3 và 48.4 -Thiên nhiên Châu Đại Dương thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế? (nhiều gió bão, ô nhiễm biển) |
1. Vị trí địa lí, địa hình: - Gồm lục địa Ôxtrâylia - 4 nhómđảo: + Niu Dilen, + Mêlanêdi, + Micrônêdi, + Pôlinêdi. - Diện tích: 8.5 triệu km 2 2. Khí hậu, thực vật và động vật : - Phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm, điều hòa, nhiều mưa, rừng rậm nhiệt đới phát triển. - Lục địa Ôxtrâylia khí hậu khô hạn, hoang mạc chiếm diện tích lớn, sinh vật độc đáo. + Động vật: Thú có túi, cáo mỏ vịt. + Nhiều loại bạch đàn - Biển và đại dương là nguồn tài nguyên quan trọng của châu lục. |
4. Củng cố :
- Tên gọi châu Đại Dương cho em hình dung đặc điểmthiên nhiên tiêu biểu gì của châu lục này ?
-Đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn vìsao ?
5. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .
- Chuẩn bị bài49 : Dân cư, kinh tế Châu Đại Dương.
6. Rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************