Giáo án Địa lý 7 Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 10, Bài 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

-Nắm được nguyên nhân của di dân và đô thị hoá .

- Hiểu được hậu quả của sự di cư tự dovà đô thị hóa tự phátđối với môi trường đới nóng

- Thấy được sự cần thiết phải tiến hành đô thị hóagắn liền với phát triển kinh tếvà phân bố dân cư hợp lí .

2. Kĩ năng:

- Bước đầu giúp hs luyện tập cách phân tích sự vật hiên tượng địa lí ( Các nguyên nhân của sự di dân ).

- Củng cố thêm kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, bản đồ địa lí, và các biểu đồ hình cột.

- Phân tích ảnh địa lí về vấn đề môi trường đô thị ở đới nóng.

3. Thái độ :

- Không đồng tình với hiện tượng di dân tự do làm tăng dân số đô thị quá nhanh và dẫn đến những hậu quả nặng nề cho môi trường .

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.

* Tich hợp: Giáo dục môi trường

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: - Bản đồ dân số và đô thị thế giới. Hình 3.3 phóng to. Hình ảnh siêu đô thị hiện đại .

2. HS: - Sách giáo khoa .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Tình hình dân sốở đới nóng ? Dân số tăng nhanh ảnh hưởng gì đến tài nguyên môi trường ?

- Để giảm bớt sức ép dân sốở đới nóng chúng ta cần phải làm gì ?

- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Sự di dân và bùng nổ đô thị ở đới nóng “

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu sự di dân (cá nhân)

- GV yêu cầu HS dựa Sgk: Em hiểu di dân là gì?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV chuẩn kiến thức.

- Dựa vào mục 1, sgk và hiểu biết bản thân cho biết:

- Tại sao lại nói bức tranh di dân của đới nóng “đa dạng và phức tạp”?

- GV yêu cầu HS làm việc cặp 2 phút, viết nhanh ra giấy:

- Nêu các nguyên nhân di dân của đới nóng?

- Di dân có tổ chức là gì?

- Nêu các tác động tích cực do di dân có tổ chức mang lại?

- Cần có những biện pháp gì để khắc phục những hậu quả trên?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

.GV chuẩn KT

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu đô thị hóa (cá nhân, cặp)

.GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:

- Tình hình đô thị hóa ở đới nóng hiện nay diễn ra như thế nào?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

- GV giới thiệu nội dung hình 11.1 và 11.2

- Miêu tả nội dung 2 bức ảnh?

- Ảnh nào là đô thị hoá có kế hoạch? Ảnh nào là đô thị hoá không có kế hoạch?

- Nêu những tác động xấudo đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra?

- Hãy nêu các giải pháp khắc phục?

Liên hệ bản thân của mỗi HS cần có nhiệm vụ gì để xây dựng cảnh quan đô thị và cảnh quan trường văn hoá?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

( Tích hợp giáo dục môi trường )

- Giới thiệu vài nét về quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.

- Tình hình đô thị hóa ở địa phương như thế nào ?

- HS suy nghĩ, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

1.Sự di dân :

- Là nơi có làn sóng di dân cao, rất đa dạng và phức tạp.

+ Di dân tự do: Là sự di dân tự phát, do chiến tranh, thiên tai.

+ Di dân có tổ chức: Là hình thức di dân tích cực, có kế hoạch nhằm phát triển kinh tế.

- Nguyên nhân: thiên tai, chiến tranh, nghèo đói, thiếu việc làm, xung đột sắc tộc, tôn giáo…

2. Đô thị hóa :

- Những năm gần đây có tốc độ đô thị hoá cao.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị càng nhiều.

- Tuy nhiên, đô thị hoá tự phát đã để lại những hậu quả xấu cho môi trường.

3. Hoạt động luyện tập:

. Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong những câu sau:

1. Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng.

a. Thiên tai, mất mùa liên tiếp.

b. Xung đột, chiến tranh, đói nghèo.

c. Do yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

d. Tất cả các câu trả lời trên đều đúng.

2. Hậu quả của đô thị hoá tự phát.

a. Ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, đời sống bấp bênh.

b. Ách tắc giao thông, tệ nạn xã hội phát triển, thất nghiệp.

c. Cải thiện đời sống người nông dân khi lên thành phố.

d. Các ý trên đều sai.

4. Hoạt động vận dụng:

-So sánh sự khác nhau giữa đô thị tự phát và đô thị có kế hoạch ?

- Nêu những tác động xấu do đô thị hóa tự phát mang lại?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà học bài, làm bài tập 2 và 3 sgk trang 38.

- Chuẩn bị bài mới “ Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng”.

Ôn lại đặc điểm của 3 môi trường ở đới nóng.

********************************