Quan sát bức tranh dưới đây và cho biết nội dung của bức tranh là gì?
Bức tranh trên thể hiện: Sự xâm lược của các tộc người Giécman vào đế quốc Rôma.
Vào những thế kỉ đầu công nguyên, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đang trong quá trình tan rã. Do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng, người Giéc-man có nhu cầu mở thêm đất đai để sinh sống. Vì vậy, từ cuối thế kỉ thứ II đã có một số bộ tộc người Giéc-man như người Tây Gốt, Phơ-răng, Buốc Bông, Ăng-lô Xắc xông,… di cư vào lãnh thổ Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.
Đến giữa thế kỉ thứ IV, do sự tấn công của người Hung nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma.
Thời đại phong kiến ở châu Âu bắt đầu từ khoảng
Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?
Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma suy yếu. Đến thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm. Sự kiện này đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là
Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô.
Ý nào sau đây phản ánh đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
Kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo…
Quá trình phong kiến hóa diễn ra rõ nét và mạnh mẽ nhất tại
Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc Phơ-răng.
Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là
Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là lãnh địa phong kiến.
Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
- Từ TK III, Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong. Thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Cuộc xâm lược của người Giec-man đẩy nhanh quá trình tan rã của của chế độ chiếm nô Rô-ma.
- Năm 476, Người Giec-man tiêu diệt đế quốc Rô-ma, chấm dứt chế độ công xã thị tộc, xưng vua, phong tước vị cao thấp cho những người dưới quyền. => Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời.
Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?
Nông nô là những người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng. Họ được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có túplều để ở, có nông cụ và gia súc. => Nông nô bị phụ thuộc về kinh tế vào lãnh chúa phong kiến.
Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là gì?
Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại:
- Độc lập về kinh tế: nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, tự cấp, tự túc.
- Độc lập về chính trị, thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa: Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp riêng,… Một số lãnh chúa còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là
Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc.Bằng chứng là mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép, … đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
Nông nô sinh sống trong lãnh địa nhưng có quan tâm đến sản xuất do
Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.Tuy phải nộp nhiều thứ thuế nhưng nông nô được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc,… nên họ đã quan tâm đến sản xuất.
Nội dung nào không phản ánh đúng biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
Trên cơ sở của nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc lập.
Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng. Một số lãnh chúa còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn. => Đây là những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại.
Người Giec-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm đế quốc Rô-ma chứng tỏ điều gì?
- Đế quốc Rô-ma bao gồm vùng lãnh thổ rộng lớn, đã bước qua thời kì mông muội và đang ở thời kì chiếm nô. Rô-ma đã bắt đầu sáp nhập các tỉnh mới từ thế kỷ thứ III TCN và quá trình này kéo dài suốt bốn thế kỷ trước khi lãnh thổ đạt đến mức cực đỉnh, và theo chiều hướng là một “đế chế” trong khi vẫn cai trị như là một nhà nước cộng hòa.
- Bộ tộc người Giéc-man vẫn đang ở thời kì nguyên thủy - thuộc hình thái kinh tế - xã hội thấp nhất theo quan điểm 5 hình thái của Mác.
=> Từ thế kỉ V người Giéc-man xâm chiếm đế quốc Rô-ma, mở đầu thời kì phong kiến ở châu Âu đã mang trong đó đặc trưng là sự thắng thế của hình thái kinh tế xã hội thấp hơn với hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.
Chế độ chính trị ở các quốc gia phong kiến Tây Âu có điểm gì khác biệt so với các quốc gia phong kiến ở châu Á?
- Chế độ chính trị ở các quốc gia phong kiến châu Á: quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền: vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
- Ở các quốc gia phong kiến Tây Âu: chế độ phong kiến phân quyền. Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập. Do lãnh chúa đứng đầu, nhà vua thực chất cũng là một ông vua lớn.
Người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm từ thế kỉ III khi Ro - ma đang ở trong trình trạng như thế nào?
Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma dần lâm vào tình trạng khủng hoảng. => Đến cuối thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.
Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước đã dẫn đến hệ quả gì?
Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước, … tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
Những tầng lớp nào được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?
Ở các vương quốc mà người Giéc – man thành lập, quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ dần trở thành tầng lớp riêng vừa có đặc quyền lai vừa rất giàu có.
Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là
Nông nô đóng vai trò sản xuất chính trong lãnh địa.
Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa chính là
Một số lãnh chúa lớn trong xã hội phong kiến Tây Âu đã buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.