Đến giai đoạn nào các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt ở Việt Nam?
Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn (tồn tại từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I SCN), các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt.
Hoạt động săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm một số nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm của cư dân thời kì Đông Sơn đã minh chứng
Cùng với nghề nông, cư dân văn hóa Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm => Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
Nguồn gốc của sự chuyển biến về mặt xã hội trong quốc gia Văn lang – Âu Lạc là
Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến về xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên sự phân hóa này chưa thật sâu sắc.
=> Nguồn gốc của sự chuyến biến về mặt xã hội là sự chuyển biến về kinh tế.
Nhận xét nào sau đây là chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?
Tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai.
- Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương.
- Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản.
Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm:
Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc có các tầng lớp: vua, quý tộc, dân tự do và nô tì.
Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
Sự chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều này đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
=> Nhân tố quan trọng đưa đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là yêu cầu của hoạt động trị thủy và chống giặc ngoại xâm.
Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt không mang hiệu quả nào sau đây?
Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt khiến cho vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả được khai phá thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò khá phát triển.
Đáp án D: sự phát triển của ngành thủ công nghiệp làm gốm không phải hệ quả của việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt.
Nhân dân Âu Lạc có thể nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của quân Triệu Đà là do
Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nhà nước Văn Lang (có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cô Loa kiên cố, vững chắc). Đây là lí do quan trọng làm nên chiến thắng của nhân dan Âu Lạc trước nhiều lần xâm lược của Triệu Đà.
Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
- Đáp án A, B, C: đều thuộc đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
- Đáp án D: là đặc điểm về văn hóa của cư dân Cham-pa.
Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là
Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt trời, thần sông, thần Núi và tục phồn thực. Tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên và súng kính các vị anh hùng dân tộc là nét đặc sắc của người Việt cổ. => Dần dần hình thành tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội trở nên phổ biến.
Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác với cư dân Phùng Nguyên?
Người đứng đầu các bộ nước Văn Lang – Âu Lạc là ai?
Người đứng đầu các bộ của nước Văn Lang là Lạc tướng.
Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là gì?
Tổ chức nhà nước đầu tiên của Văn Lang - Âu Lạc còn đơn giản sơ khai, nhưng đây là bộ máy nhà nước cai trị cả nước chứ không còn hình thức thị tộc, bộ lạc.
Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là gì?
Nét đặc sắc trong văn hóa người Việt cổ chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tôn dùng những người anh hùng dân tộc và những ngươi có công với làng xã, đất nước, nét đặc trưng này còn được duy trì đến tận ngày nay.
Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là gì?
Nét đặc sắc trong văn hóa người Việt cổ chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tôn dùng những người anh hùng dân tộc và những ngươi có công với làng xã, đất nước, nét đặc trưng này còn được duy trì đến tận ngày nay.
Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn?
Trong thời kì Đông Sơn đã biến đổi bao gồm: sự giải thể của công xã thị tộc, xuất hiện công xã nông thôn và xuất hiện gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ nhưng không nảy sinh mâu thuẫn xã hội.
Ý nào không phản ánh đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
Nhà nước Văn Lang Âu Lạc ra đời do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi cùng với đó là những chuyển biến trong xã hội và kinh tế, mối đe dọa về ngoại xâm cho nên đáp án đúng là A.