Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống?
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải đương đầu với hai lần xâm lược của nhà Tống:
- Cuộc xâm lược của quân Tống thời Lý.
- Cuộc xâm lược của quân Tống thời Tiền Lê.
Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta trong khi nhà Tống đang ở giai đoạn
Vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng, phía Bắc bị người Liêu, Hạ xâm lấn, trong nước nông dân nổi dậy nhiều nơi => Tể tướng Vương An Thạch đã khuyên vua Tống sai quân xâm lược nước ta: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”.
Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Tống?
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
- Năm 1075, Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
Dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
Cho câu thơ sau:
“…nhất trận hỏa công
Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”.
Điền vào chỗ trống tên chiến thắng mà quân dân nhà Trần đạt được trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
“Bạch Đằng nhất trận hỏa công
Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”.
Chiến thắng Bạch Đằng đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân ta dưới thời Trần.
Cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt, quân Mông – Nguyên còn dong thuyền tấn công
Cùng thời gian diễn ra chiến tranh xâm lược Đại Việt, năm 1282 quân Mông – Nguyên dong thuyền đánh vào Cham-pa. Quân Cham-pa rút khỏi kinh thành và sau đó dưới sự lãnh đạo của thái tử Ha-gi-gít, tập trung lực lượng đánh lui quân xâm lược.
Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?
Câu nói trên nhân hóa thể hiện hành động tàn bạo của kẻ thù. Cũng chính những hành động này càng khơi sâu nên mối thù dân tộc, củng cố quyết tâm chiến đấu chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta, là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn.
Sự kiện nào đánh dấu nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh?
Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. Từ đó, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng lên ở khắp nơi trong cả nước nhưng đều bị trấn áp.
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê bao gồm:
- Có sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của Lê Hoàn.
- Ý chí quyết tâm chiến đầu bảo vệ nền độc lập dân tộc của quân và dân ta.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Bài thơ trên không mang ý nghĩa nào sau đây?
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” mang những ý nghĩa sau:
- Là đòn đánh tinh thần làm cho địch hoang mang lo sợ.
- Kích lệ tinh thần chiến đấu của nhân ta.
- Khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta.
Bài thơ sáng tác khi cuộc kháng chiến chống Tống vẫn đang diễn ra nên không thể nói bài thơ có ý nghĩa thể hiện sự tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt.
Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân giặc Mông – Nguyên ba lần thất bại trong việc xâm lược nước ta?
Nhà Trần mới xây dựng đã phải liên tiếp 3 lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới => Không thể nói quân Mông – Nguyên thất bại do lực lượng hạn chế.
Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?
Sau khi cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý giành thắng lợi, nhiều tướng giặc bị bắt. Nhà Tống buộc phải rút quân, bỏ mộng xâm lược nước ta. Quan hệ Việt – Tống sau đó lại trở về bình thường. Cho đến sau đó, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, giặc Minh rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thế đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng về nước.
=> Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăn thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thay ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm” (theo Thơ văn Lý – Trần).
Lời hịch trên của Trần Hưng Đạo không có ý nghĩa gì?
Lời hịch của Trần Hưng Đạo có ý nghĩa:
- Động viên tinh thần quân sĩ tham gia chiến đấu, đoàn kết dân tộc.
- Thể hiện lòng yêu nước thiết tha.
- Sự căm thù quân xâm lược, quyết tâm xả thân vì nước.
Đáp án D: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên diễn ra khi Đại Việt vẫn còn nhà nước, còn chính quyền dưới sự lãnh đạo của vua và tướng nhà Trần => không thể nói ta giành độc lập mà chính xác phải là bảo vệ độc lập. Cũng giống như khi phân biệt hai khái niệm kháng chiến và khởi nghĩa.
Hành động nào của nghĩa quân Lam Sơn thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đối với giặc Minh xâm lược?
Cuối năm 1427, 15 vạn quân cứu viện của giặc Minh ồ ạt tiến vào nước ta đã bị nghĩa quân đánh tan tành ở trận Chi Lăng – Xương Giang lừng lẫy. Giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thế đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng về nước. Đây là hành động thể hiện tính nhân văn, tinh thần nhân đạo của quân ta.
Nội dung nào sau đây không giải thích chính xác nguyên nhân quân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống quân Mông – Nguyên để bảo vệ độc lập?
Lí do nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình để giữ nước:
- Nhà Trần là một Triều đại danh chính ngôn thuận. Vua tôi nhà Trần rất đoàn kết, trên dưới một lòng vì dân vì nước. Vì thế, nhà Trần lúc đó rất được lòng dân.
- Biết hiệu triệu nhân dân, điển hình là việc triệu tập hội nghị Diên Hồng, đây là một hành động thể hiện triều đình biết trân trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những người lớn tuổi.
- Nhân dân ta luôn có tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.
Đáp án A: nếu quân xâm lược Mông – Nguyên có ưu thế về lực lượng nhưng quân dân Đại Việt không đoàn kết cũng khó đánh bại. Lực lượng quân Mông – Nguyên mạnh hay yếu không quyết định đến sự liên kết hay không của triều đình và nhân dân. Ví dụ như sau này, khi quân Minh với lực lượng đông đảo tiến vào nước ta, nhà Hồ dù có thành cố thủ nhưng không được lòng dân nên cũng vì thế mà thất bại.
Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo có những đặc điểm sau:
* Đặc điểm:
- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương (nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.
+ Tư tưởng của “Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
+ Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thể đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến tại Lam Sơn (Thanh Hóa) => có đại bản doanh, căn cứ địa.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý về nghệ thuật quân sự?
*Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý:
- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.
- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.
* Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần:
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.
Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
- Cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc:
+ Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
+ Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
+ Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần.
+ Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.
- Cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc: khởi nghĩa Lam Sơn.
=> Đáp án C: Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc không phải đặc điểm của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” là
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong kháng chiến Nguyên - Mông lần thứ nhất, trước thế giặc rất mạnh, vua Trần Thái Tông đã hỏi ý kiến Trần Thủ Độ về việc đánh hay hàng. Trần Thủ Độ dõng dạc đáp lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng.
Trước đó Trần Thủ Độ đã dẫn quân dẹp yên các sứ quân của Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng đang cát cứ bên ngoài, không quy thuận triều Trần. Ông giúp vua sắp xếp quan lại, triều chính, bày cho việc đào kênh, đắp đê để trị thủy.