Bài tập: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X đến XV

Câu 1 Trắc nghiệm

Sau khi giành được độc lập vào thế kỉ X, nhân dân cả nước từ miền xuôi đến miền ngược đã ra sức làm gì để phát triển nông nghiệp?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước, từ miền ngược đến miền xuôi phấn khởi, ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển nông nghiệp nhằm nhanh chóng nâng cao đời sống, đưa đất nước ngày càng cường thịnh.

Câu 2 Trắc nghiệm

Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu: “kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp, … Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư).

Đoạn trích trên thể hiện điều gì trong chính sách phát triển nông nghiệp của triều Lý?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Câu nói trên thể hiện chính sách quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp của các nhà nước Lý, Trần, Lê Sơ.

Câu 3 Trắc nghiệm

Thủ công nghiệp của Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành mấy bộ phận?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành hai bộ phận:

- Thủ công nghiệp nhà nước.

- Thủ công nghiệp trong nhân dân.

Câu 4 Trắc nghiệm

Xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ đều thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoạt góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

Câu 5 Trắc nghiệm

Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân ở Đại Việt từ thế kỉ X đến XV bao gồm

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Thủ công nghiệp trong nhân dân từ thế kỉ X đến XV có điều kiện phát triển nhanh. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Câu 6 Trắc nghiệm

Nhân tố nào làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp.

Câu 7 Trắc nghiệm

Điểm hạn chế của ngoại thương nước ta thời Lê là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Vào thời Lê, nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè các nước chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt => Ngoại thương bị thu hẹp.

Câu 8 Trắc nghiệm

Nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày càng được mở rộng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Từ thế kỉ X đến XV, diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:

- Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.

- Chính sách phát triển nông nghiệp tích cực của nhà nước kéo theo chính sách tăng cường khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng.

+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.

+ Năm 1248, Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều => Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định.

+ Nhà Lê sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Nhà Lê cũng cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.

Câu 9 Trắc nghiệm

Ý nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.

- Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.

- Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm phát triển kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp.

- Khi đất nước độc lập, thống nhất cũng làm cho nhân dân phấn khởi ra sức khai phá ruộng đông, mở rộng ruộng đồng để phát triển sản xuất.

Thời kì này quá trình “Nam tiến” chưa hoàn thành, nó được đẩy mạnh từ thế kỉ XVI, XVII => Chính vì thế không thể nói lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến XV kéo dài từ Bắc vào Nam.

Câu 10 Trắc nghiệm

Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ thế kỉ X đến XV, một số làng chuyên làm nghề thủ công đã được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên), … Đây là biểu hiện minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X đến XV. Các làng nghề thủ công ra đời đã tạo điều kiện cho:

- Thủ công nghiệp phát triển, được tập trung trong các làng nghề, thu hút được nhiều thợ thủ công giỏi.

- Các làng nghề có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm

- Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

Câu 11 Trắc nghiệm

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp bao gồm:

- Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

- Do thống nhất tiền tệ, đo lường.

Tàu thuyền của nước ta thời kì này vẫn còn thô sơ, chỉ mới đóng được thuyền chiến có lầu phục vụ cho nhu cầu quân sự, chưa thể phổ biến tàu thuyền hiện đại trong hoạt động ngoại thương, ngay cả đến thế kỉ XIX cũng chưa thể đạt được điều này.

Câu 12 Trắc nghiệm

Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của ngoại thương Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tình hình ngoại thương Đại Việt từ thế kỉ X đến XV:

- Thời Lý - Trần:

+ Ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài (Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) là những vùng cảng quan trọng.

 + Vùng biên giới Việt - Trung cũng hình thành các địa điểm buôn bán với đủ thứ lụa là, giấy bút, thương hiệu, vải vóc, ngà voi, ngọc vàng, … đến trao đổi.

- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp: nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài, thuyền bè chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.

Đáp án A: là biểu hiện của sự phát triển nội thương.

Câu 13 Trắc nghiệm

Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Xét thủ công nghiệp nước ta bao gồm hai thành phần:

- Thủ công nghiệp trong nhân dân.

- Thủ công nghiệp nhà nước.

Trong đó, thủ công nghiệp trong nhân dân vẫn chiếm số lượng lớn, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và có trao đổi với bên ngoài. Đời sống người dân ổn định hơn tất yếu dẫn đến nảy sinh nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm từ thủ công nghiệp.

=> Thủ công nghiệp chỉ phát triển khi nhu cầu trong nước ngày càng tăng, không có cầu thì khó có cung dù cho có chính sách phát triển của nhà nước tích cực thế nào đi chăng nữa.

Câu 14 Trắc nghiệm

Nhận xét nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm tình hình thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

 

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Những đặc điểm của thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV bao gồm:

- Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.

- Nhiều ngành nghề thủ công phong phú, bên cạnh các nghề cổ truyền còn xuất hiện nhiều ngành mới yêu cầu kĩ thuật cao như đúc súng, đóng thuyền.

- Thủ công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển thương nghiệp. Đời sống nhân dân được nâng cao.

Đáp án B: Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính và thủ công nghiệp chưa tách rời hẳn khỏi nông nghiệp và có sự chuyên môn hóa như phương Tây.

Câu 15 Trắc nghiệm

Nội dung nào sau đây không thuộc chuyển biến tích cực của nền kinh tế Thăng Long từ thời Lý - Trần sang thời Lê sơ?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sự chuyển biến tích cực của kinh tế Thăng Long từ thời Lý - Trần sang thời Lê sơ minh chứng qua những biểu hiện cụ thể sau:

- Sự hình thành và phát triển các phường thủ công nội thị, lần đầu tiên được ghi chép trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi.

- Những tiến bộ đặc biệt trong sản xuất của một số ngành thủ công “mũi nhọn” như gốm sứ Bát Tràng (với việc xuất hiện dòng gốm mới, gốm hoa lam, vào đầu thế kỷ XV), dệt lụa ven đô (như Trích Sài, Bái Ân, Nghi Tàm… trong bối cảnh toàn xứ Tam Giang đang nở rộ các làng dệt như Hà Nội, Thiên Mỗ, Ỷ La, Trung Thuỵ và Đại Phùng).

- Những bước phát triển đầu tiên của các hoạt động xuất khẩu hàng hoá (với các ngành gốm sứ, tơ lụa, được đem đến thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á bằng cả đường biển và đường bộ với những phương thức khác nhau).

Đáp án B: Một số nghề thủ công của Trung Quốc đã du nhập vào nước ta, đặc biệt là nghề khắc bản in và nghề thuộc da chứ chưa có sự du nhập triệt để. Căn cứ vào các đồ tiến cống và thể chế quan phục thời Lê sơ thì nghề dệt, thêu thùa và nghề làm đồ sứ, đồ sành lúc bấy giớ khá phát đạt.