Tình hình kinh tế Anh trong thế kỉ XVII có điểm gì nổi bật?
Từ đầu thế kỉ XVII, Anh là nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Biểu hiện là:
+ Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.
+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.
+ Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.
Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
Tháng 4- 1640 do cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len, vua Sác-lơ I đã triệu tập quốc hội để bàn về vấn đề tăng thuế. Trước sự phản đối quyết liệt của Quốc hội, nhà vua đã phải chấp nhận nhượng bộ một số yêu sách nhưng vẫn ngầm chuẩn bị lực lượng để chống lại. Sự kiện này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII là
Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là liên minh giữa quý tộc mới và tư sản
Trong những năm 1649- 1653, nước Anh theo thể chế chính trị gì?
Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.
Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là
Quý tộc mới ở Anh bao gồm một số quý tộc cũ, vẫn duy trì những đặc quyền phong kiến nhưng đã chuyển hướng trong canh tác như trồng cỏ nuôi cừu để bán lông cho các công trường thủ công. Trong số quý tộc mới này còn có thương nhân, người cho vay lãi, họ đã sở hữu ruộng đất và có tước vị quý tộc do nhà vua ban cho.
=> Quý tộc mới là tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII?
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm (chế độ thuế khóa, độc quyền thương mại của nhà nước) nên cần phải xóa bỏ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó không xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến mà chỉ cải biến nó cho phù hợp (quân chủ lập hiến). Vấn đề ruộng đất không được giải quyết theo hướng dân chủ. Chưa bảo vệ được những quyền lợi cơ bản của quần chúng nhân dân.
Với chế độ quân chủ lập hiến: vua Anh vẫn là người đứng đầu đất nước nhưng quyền hành pháp và lập pháp nằm trong tay chính phủ và quốc hội.
=> Đáp án D: Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập không phải là lí do để khẳng định cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Anh là gì?
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Anh
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức gì?
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa quý tộc mới, tư sản với vua Sac-lơ I và các lực lượng ủng hộ nhà vua
Nguyên nhân sâu xa quy định tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh là?
Sự thâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào trong nông nghiệp là nguyên nhân sâu xa quy định tính chất của cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì khi quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông thôn Anh đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh doanh. Một số lãnh chúa tiến hành rào đất cướp ruộng để trồng cỏ nuôi cừu, lấy lông để bán. Họ dần trở thành bộ phận quá tộc mới. Bộ phận này được hưởng lợi từ cả chế độ phong kiến và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nên họ không muốn xóa bỏ chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải biến chế độ phong kiến cho phù hợp hơn mà thôi.
Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đã để lại di sản gì cho nhân loại?
Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đã để lại di sản chính trị cho nhân loại là chế độ đại nghị (đại diện nghị viện). Chế độ đại nghị là hệ thống chính trị trong đó chính phủ điều hành thông qua quốc hội. Vì thế, nhánh hành pháp và lập pháp gần như trộn lẫn (dù về mặt hình thức thì vẫn là hai nhánh tách biệt). Đặc điểm của chế độ đại nghị:
- Chính phủ do quốc hội chỉ định chứ không phải do dân bầu bằng phổ thông đầu phiếu
- Thành viên của chính phủ được lấy từ quốc hội, thường họ chính là lãnh đạo của đảng hoặc các đảng chiếm đa số trong quốc hội;
- Người đứng đầu chính phủ (tức thủ tướng) cũng là thành viên quốc hội. Có một nguyên thủ quốc gia riêng biệt, không thuộc hành pháp cũng không thuộc lập pháp. Đó là vua/ nữ hoàng, hoặc tổng thống;
- Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. Chính phủ chỉ có thể vận hành nếu có được sự tín nhiệm của quốc hội; thành viên chính phủ có thể bị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm và bị bãi miễn
Vì sao những người lãnh đạo cách mạng tư sản Anh lại thiết lập chế độ quân chủ lập hiến sau khi cách mạng giành thắng lợi?
Xuất phát từ nhân tố giai cấp lãnh đạo của cách mạng tư sản Anh, đó là: quý tộc mới và giai cấp tư sản.
- Quý tộc mới: dù có xu hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn xuất thân từ chế độ phong kiến, muốn đảm bảo quyền lợi của mình trong chế độ mới bằng cách giữ nguyên ngôi vua (quân chủ).
- Giai cấp tư sản: hoàn toàn muốn xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nên chính quyền mới không có yếu tố quân chủ.
=> Giai cấp tư sản đã buộc phải thỏa hiệp và cùng quý tộc mới thiết lập nên chế độ quân chủ lập hiến:
+ Quân chủ: còn ngôi vua những mang tính tượng trưng.
+ Lập hiến: Quốc hội đóng vai trò quan trọng, đại diện cho quyền lợi của nhân dân.
Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó không xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến mà chỉ cải biến nó cho phù hợp (quân chủ lập hiến). Vấn đề ruộng đất không được giải quyết theo hướng dân chủ. Ngay bản thân trong chế độ đại nghị được xác lập ở Anh, vua Anh vẫn là người đứng đầu đất nước nhưng quyền hành pháp và lập pháp nằm trong tay chính phủ và quốc hội.
=> Đáp án D: Chế độ cộng hòa được xác lập không phải là lí do để khẳng định cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau:
“Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ (1)……………, mở đường cho chủ nghĩa tư bản (2)………………...hơn. Đây là cuộc (3)……………..có ý nghĩa trọng đại trong quá trình quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản”. (sgk Lịch sử 10, trang 145)
“Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa trọng đại trong quá trình quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản”.
Cuộc cách mạng Nêđéclan bùng nổ vào thời gian nào?
Năm 1566, Cách mạng Nê đéc lan(Hà Lan) bùng nổ được coi là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới.
Cuộc cách mạng Nêđéclan bùng nổ vào thời gian nào?
Năm 1566, Cách mạng Nê đéc lan(Hà Lan) bùng nổ được coi là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới.
Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có điểm gì nổi bật?
Nền nông nghiệp nước Anh bị phương thức tư sản xâm nhập.
Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là
Những biện pháp mà quý tộc Anh đã là để ngăn cản sự phát triển của giai cấp tư sản và quý tộc mới đó là: đặt ra nhiều thứ thuế, nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì, nhà nước độc quyền thương mại,thu thuyền bè cho nên chọn đáp án D.
Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là
Những biện pháp mà quý tộc Anh đã là để ngăn cản sự phát triển của giai cấp tư sản và quý tộc mới đó là: đặt ra nhiều thứ thuế, nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì, nhà nước độc quyền thương mại,thu thuyền bè cho nên chọn đáp án D
Tháng 4 – 1640, vua Sáclơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để làm gì?
Tháng 4 – 1640, vua Sáclơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để thông qua việc tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy.