Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
Sách chân trời sáng tạo
Theo UNESCO và Luật Di sản văn hóa được phân thành mấy loại?
Theo UNESO và Luật Di sản văn hóa, về cơ bản di sản văn hóa được chia thành hai loại hình: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
Luật Di sản văn hóa được ban hành khi nào?
Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2009 và năm 2013.
Di tích lịch sử văn hóa là gì?
Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là gì?
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
Di vật là gì?
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Cổ vật là gì?
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một tram năm tuổi trở lên.
Bảo vật quốc gia là gì?
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyên lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di sản văn hóa được chia ra mấy cấp độ?
Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001, Di sản văn hóa, di tích được xếp theo 4 cấp độ.
Di tích cấp tỉnh có đặc điểm gì?
Di tích cấp tỉnh có giá trị tiêu biểu của địa phương.
Di tích quốc gia đặc biệt có đặc điểm gì?
Di tích quốc gia có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Di tích quốc gia có đặc điểm gì?
Di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của quốc gia.
Ngày nào Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định chọn ngày Di sản văn hóa Việt Nam?
Ngày 24-2-2005, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg lấy ngày 23-11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo tồn và phát huy gia trị di sản văn hóa Việt Nam.
Ngày nào được bình chọn là ngày Di sản văn hóa Việt Nam?
Ngày 24-2-2005, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg lấy ngày 23-11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo tồn và phát huy gia trị di sản văn hóa Việt Nam.
Cơ quan nào xếp hạng di tích cấp tỉnh?
Chủ tịch, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Cơ quan nào xếp hạng di tích Quốc gia?
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng, cấp bằng xếp hạng di tích Quốc gia.
Cơ quan nào xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt?
Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng, cấp bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.
Cơ quan nào xếp hạng di sản thế giới?
UNESCO sẽ ghi danh những di sản thế giới có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Sắc lệnh số 65 về việc bảo tồn cổ tích rất cần trong công cuộc kiến thức nước Việt Nam được ban bố khi nào?
Sắc lệnh số 65 về việc bảo toaan cổ tích rất cần trong công cuộc kiến thức nước Việt Nam được ban bố ngày 23-11-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đâu không phải là giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Huy động nguồn vốn để xây dựng thêm nhiều di sản văn hóa không phải là giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tính đến tháng 10-2020, Việt Nam có bao nhiêu Di sản văn hóa phi vật thể?
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tính đến tháng 10-2020, Việt Nam có 271 Di sản văn hóa phi vật thể.