Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?
- Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.
- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị).
Đến thời kì nào của chế độ phong kiến phương Bắc nước ta bị chia thành nhiều châu?
Đến thời nhà Tùy và Đường, nước ta bị chia thành nhiều châu.
Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?
Một trong những chính sách về văn hóa quan trọng của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đó là truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục của người Hán.
Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?
Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đông điền, nắm độc quyền về muối và sắt.
Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là
Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. Mặc dù chính quyền phương Bắc đã tăng cường các biện pháp cai trị nhưng cũng không khống chế được các cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ.
Dưới tác động của chinh sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nghề thủ công mới nào đã xuất hiện ở nước ta?
Dưới tác động của chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, một số nghề thủ công mới đã xuất hiện như nghề làm giấy, làm thủy tinh,
Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?
Thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường như ngôn ngữ, văn tự. Đây là đặc điểm nổi bật của nền văn hóa nước ta thời kì Bắc thuộc.
Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành hai quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời nhà Hán, Âu Lạc được chia thành 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng một số quận của Trung Quốc. Đến thời nhà Tùy và nhà Đường, nước ta bị chia thành nhiều châu. Như vậy, việc chia nhỏ và sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc là mục đích của các triều đại phong kiến phương Bắc để dễ bề cai trị và bóc lột nhân dân ta.
Ý nào không phản ánh đúng biến chuyển của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc?
Những chuyển biến về nông nghiệp nước ta dưới thời kì Bắc thuộc bao gồm:
- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
- Thủy lợi được mở mang.
=> Năng suất lúa tăng hơn trước.
Đáp án D: không phải là chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời kì Bắc thuộc.
Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?
Những chuyển biến về kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc bao gồm:
*Trong nông nghiệp:
- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
- Thủy lợi được mở mang.
=> Năng suất lúa tăng hơn trước.
*Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
- Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
- Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.
- Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.
Đáp án B: không phải là chuyển biến về kinh tế của Việt Nam thời kì Bắc thuộc.
Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta?
Những chính sách về văn hóa – xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc bao gồm:
* Chính sách đồng hóa về văn hóa:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Đáp án A: không phải là chính sách đô hộ về văn hóa – xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
Những chính cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc bao gồm:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
Những chính sách này thực hiện đều nhằm mục đích nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về mặt văn hóa. Một đất nước sẽ bị mất chủ quyền hoàn toàn và chấp nhận sự nô dịch của phong kiến phưong Bắc khi đã mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp:
Nội dung nào sau đây không lí giải đúng cho sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc?
Có thể kết luận: Dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Xét đáp án D: Truyền thống mẫu hệ (không phải chế độ phụ hệ) của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán theo chế độ phụ hệ, giúp cho dân Việt Nam bảo tồn được giống nòi.
Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba ở nước ta bắt đầu từ khi nào?
Đáp án A: mở đầu thời kì Bắc thuộc lần thứ ba.
Đáp án B: mở đầu thời kì Bắc thuộc lần thứ hai.
Đáp án C: thuộc thời kì Bắc thuộc lần thứ tư.
Đáp án D: mở đầu thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất.
Cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo đã để lại bài học gì về thời cơ?
Cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo giành thắng lợi khi biết chớp thời cơ. Khi nhà Lương đang có loạn (550), Trần Bá Tiên phải bỏ về nước, Triệu Quang Phục đã lãnh đạo nhân dân phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Bài học về thời cơ là: tiến đánh khi địch gặp khó khăn, giành lấy thắng lợi quyết định.
Nội dung nào sau đây không đánh giá đúng công lao của Ngô Quyền đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta trong thế kỉ X?
Công lao của Ngô Quyền đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta trong thế kỉ X bao gồm:
- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.
=> Đáp án D: là đánh giá về Hai Bà Trưng.
Nội dung nào không phải điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc từ thế kỉ I đến thế kỉ X?
- Các đáp án A, C, D: thuộc điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
- Đáp án B: là ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 => Đây không phải điểm nổi bật chung của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
Trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
Nguyên nhân sâu sa để trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc là do trước khi bị phong kiến phương Bắc xâm lược, đô hộ, nhân dân Âu Lạc đã có một nền văn minh riêng- văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Nền văn minh này đã định hình những nét cơ bản về văn hóa Việt, con người Việt và đặt cơ sở cho sự hình thành các nền văn minh sau đó
“…………có thể lấy quân mới họp……mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho…. không dám sang lại lần nữa.”
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu trên.
“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại lần nữa.” (Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử kí toàn thư)