Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang,... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện về tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lịch sử?
Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang.
Lịch sử đã ghi nhận sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng,... trong thời kì Bắc thuộc.
Sang thời kì phong kiến độc lập, các dân tộc thiểu số tiếp tục có những đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh.
Từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, đồng bào các dân tộc Khmer, Xtiêng, Mnông, Ba-na, Mường, Thái, H'mông, Dao,... đã tổ chức và tham gia các cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân tộc tích cực đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) cũng như các cuộc
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ hoà hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ hoà hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Tổ chức nào sau đây có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
Ngày nay, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Các nguyên tắc cơ bản trong đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
Trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định các nguyên tắc cơ bản là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
Một trong những nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
Nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam:
- Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán,... song đều có quyền ngang nhau.
- Sự bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và bảo đảm bằng hiến pháp và pháp luật.
Một trong những nội dung của nguyên tắc đoàn kết giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
Nội dung của nguyên tắc đoàn kết giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam:
- Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Một trong những nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
Nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam:
- Các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội.
- Các dân tộc có trình độ phát triển về kinh tế - xã hội sẽ giúp đỡ cho các dân tộc còn khó khăn để cùng nhau vươn lên, tăng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng đời sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Một trong những chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của Nhà nước Việt Nam là
Trên lĩnh vực văn hoá và xã hội, chính sách dân tộc tập trung vào công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá,... ở địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong công tác giáo dục - đào tạo, việc phổ cập giáo dục, dạy nghề, đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng.
Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?
Trên cơ sở chủ trương, đường lối chung của Đảng và Nhà nước, chính sách dân tộc được cụ thể hoá thông qua các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi ở trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội,...
Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng đời sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Trên lĩnh vực văn hoá và xã hội, chính sách dân tộc tập trung vào công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá,... ở địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong công tác giáo dục - đào tạo, việc phổ cập giáo dục, dạy nghề, đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?
Việc thực hiện những chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam?
Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang,... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
Từ yêu cầu liên kết để trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm.
Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?
Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là
Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể, trong đó đáng chú ý là việc phong chức tước, gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc ở những vùng biên giới,… Tuy nhiên, khi cần thiết, chính quyền trung ương cũng sử dụng những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn xu hướng li khai, cát cứ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và khối đại đoàn kết dân tộc.
Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (cùng chung một cha mẹ, chung một giống nòi), là minh chứng về khối đại đoàn kết dân tộc ngay từ thuở bình minh lịch sử.
Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?
Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.