Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập ở đâu? Vào thời gian nào?
Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập ở Pari năm 1836.
Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản” vào thời gian nào?
Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành” Đồng minh những người cộng sản” vào tháng 6-1847.
“Đồng minh những người cộng sản” ra đời nhằm mục đích gì?
Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” ra đời nhằm mục đích “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”.
Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong Đồng mình những người cộng sản?
Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847 diễn ra sự kiện Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản có sự tham dự của Mác và Ăng –ghen.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xác định giai cấp vô sản có vai trò như thế nào?
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh, nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựn chuyên chính vô sản.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản gồm mấy chương?
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản gồm 4 chương.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu bước đầu tiên kết hợp giữa
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu bước đầu tiên kết hợp giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
Ý nào không phản ánh đúng điều kiện để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình được xác định thông qua Tuyên ngôn?
Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH không phản ánh đúng điều kiện để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình được xác định thông qua Tuyên ngôn.
Những điều kiện và tiền đề khách quan nào không dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học đó là sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, sự trưởng thành của giai cấp công nhân công nghiệp và những thành tựu khoa học tư nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ XIX.
Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Tiền đề nào không phải là nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng.
=> Đáp án D: triết học ánh sáng Pháp không phải nguồn gốc lí luận trực tiêp của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nhờ nội dung cơ bản nhất nào chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học?
Nội dung cơ bản nhất mà nhờ đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học đó là Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu Chủ nghĩa tư bản, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, khắc phục được hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành về mặt
Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành về tư tưởng chính trị. Công nhân đã ý thức được, muốn cách mạng thành công thi cần thành lập được chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới. Đồng thời xác định muc đích của mình là: dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có.
Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ hệ tư tưởng nào sau đây không còn phù hợp?
Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ hệ tư tưởng của các giai cấp nông dân, tư sản và trí thức không còn phù hợp.
Ý nào sau đây không thể hiện vai trò của C. Mác và Ăng-ghen trong tổ chức Đồng minh những người cộng sản?
Vai trò của C. Mac và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản:
- Những hoạt động của C. Mác và Ăng-ghen thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển đã đặt cơ sở lí luận cho sự hình thành học thuyết Mác, là cơ sở thực tế cho sự hình thành học thuyết Mác.
- C. Mác và Ăng-ghen là người sáng lập “Đồng minh những người cộng sản”, đề ra mục đích hoạt động của tổ chức này.
- C. Mác và Ăng-ghen là người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng cộng sản - văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.