Tiết 7 - 8

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Nghe viết: Cánh cam lạc mẹ

Cánh cam lạc mẹ

Bọ dừa dừng nấu cơm

Cào cào ngưng giã gạo

Xén tóc thôi cắt áo

Đều bảo nhau đi tìm.

 

Khu vườn hoang lặng im

Bỗng râm ran khắp lối

Có điều ai cũng nói

Cánh cam về nhà tôi.

Lưu ý:

- Cách viết bài thơ 5 chữ, viết cách vào lề 3 ô li, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ, hết mỗi khổ thơ cần cách 1 dòng. Viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên bài thơ. Cần cách một dòng khi viết hết một khổ thơ.

- Chú ý những dấu câu sử dụng trong đoạn văn: dấu chấm (2)

- Chú ý viết đúng những từ khó: bọ dừa, nấu cơm, ngưng, giã, xén tóc, khu vườn, hoang, lặng im, râm ran, khắp lối,…

II. Phân biệt c và k

1. Quy tắc

- k + i, e, ê

- c + a, o, ô, ơ, u, ư

2. Ví dụ

- c: cá, ca, cò, cỏ, công, cung, cũ, cứng, cơm, cây,…

- k: kim, kéo, ké, kẹ, kê, kể, kế, kĩ, kêu, kì,…

III. Phân biệt g và gh

1. Quy tắc

- gh + e, ê, i

- g + a, o, ô, ơ, u, ư

2. Ví dụ

- g: tiếng gáy, con gà, cái gáo, hạt gạo, gõ cửa, gà gô, gỡ rối, tắm gội, chăn gối, …

- gh: cái ghe, cái ghế, cái ghim, con ghẹ, ghé thăm, …

- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: ghê gớm, ganh ghét,…

IV. Phân biệt ng và ngh

1. Quy tắc

- ngh + e, ê, i

- ng: a, o, ô, ơ, u, ư

2. Ví dụ

- ng: ngày ngày, ngõ nhỏ, ngỗ ngược, bắp ngô, ngây ngô, ngơ ngác, ngu ngốc, ngủ, ngoại ngữ, cá ngừ,…

- ngh: nghe lời, củ nghệ, con nghé, nghèo khổ, nghỉ hè, nghề nghiệp, …

- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: nghĩ ngợi, nghi ngờ, nghỉ ngơi, …

V. Hướng dẫn viết đoạn văn kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ

- Em đã giúp đỡ ai việc gì (hoặc ai đã giúp đỡ em việc gì)?

- Em (hoặc người đó) đã làm như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì sau khi giúp đỡ (hoặc được giúp đỡ)?

VI. Tham khảo cách viết đoạn văn kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ

        Tuần vừa rồi, em đã giúp một cụ già qua đường. Giữa con đường xe cộ qua lại đông đúc, em thấy một cụ già cứ lóng ngóng không biết nên đi hay đứng chờ. Em lại gần hỏi thì biết cụ đang muốn sang đường nhưng chưa biết làm thế nào. Em nắm lấy tay cụ rồi nói: “Cụ ơi, để con giúp cụ qua đường nhé!”. Cụ già mỉm cười, nét mặt rất xúc động. Em đợi khi đèn đỏ, xe cộ dừng lại, tín hiệu đèn dành cho người đi bộ được đi thì bắt đầu dắt cụ. Em và cụ đi từ từ rồi sang đường bên kia. Cụ lại nắm tay em rồi xúc động nói: “Cảm ơn cháu nhiều nhé!”. Em mỉm cười nói với cụ: “Không có gì đâu ạ!” rồi lễ phép chào tạm biệt cụ. Chỉ là một việc nhỏ thôi, nhưng em cứ thấy vui mãi vì đã giúp đỡ được người khác.