Bài 28: Luyện tập: MRVT về tình cảm gia đình. Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình

1. Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình

Những từ ngữ về tình cảm gia đình là: yêu thương, che chở, tôn trọng, kính trọng, quan tâm, đùm bọc, gắn bó, thân thiết,…

2. Những câu nói về tình cảm anh chị em

Những câu nói về tình cảm anh chị em là:

- Chị ngã em nâng

- Anh em thuận hòa là nhà có phúc

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

 

II. Mở rộng vốn từ chỉ sự vật và hoạt động trong gia đình

1. Từ chỉ sự vật trong gia đình

- Chỉ người: ông, bà, bố, mẹ, anh trai, em gái

- Chỉ vật: bếp, nhà, sân, vườn, quạt, chổi, chảo, bình tưới, đồ chơi,...

2. Từ ngữ chỉ hoạt động trong gia đình

tưới cây, nhặt rau, nấu ăn, quét sân, chơi đồ chơi, sửa quạt, ....

III. Tạo câu chỉ hoạt động trong gia đình

- Tranh 1: Ông đang đánh cờ.

- Tranh 2: Bà đang xem ti vi.

- Tranh 3: Bố đang lau tường nhà. Mẹ đang lau nền nhà.

- Tranh 4: Bạn nhỏ đang học bài.

IV. Dấu chấm

1. Tìm hiểu chung về dấu chấm

Dấu chấm dùng kể kết thúc câu kể (câu giới thiệu, câu miêu tả, câu kể sự việc,..)

2. Ví dụ:

- Mẹ em là giáo viên.

- Hoa cúc màu vàng.

- Bố em đang đọc báo.

V. Dấu chấm hỏi

1. Tìm hiểu chung

Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc một câu hỏi.

2. Ví dụ

- Bố đang làm gì thế?

- Khi nào thì mẹ về?

- Cục tẩy dùng để làm gì?

- Bố Ngọc là ai?

VI. Dấu chấm than

- Chúng ta thường kết thúc câu bày tỏ cảm xúc, câu yêu cầu, đề nghị bằng dấu chấm than (!)

- Ví dụ:

+ Bình ơi, tớ nhớ cậu!

+ Ngọc ơi, tớ rất quý cậu!

+ Em hối hận quá!

+ Ngọc ơi, mở cửa giúp tớ nhé!