Đánh giá cuối kì II

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Bài đọc Cây bàng

Cây bàng

Cứ vào mùa đông

Gió về rét buốt

Cây bàng trụi trơ

Lá cành rụng hết

Chắc là nó rét!

 

Khi vào mùa nắng

Tán lá xoè ra

Như cái ô to

Đang làm bóng mát

Bóng bàng tròn lắm

Tròn như cái nong

Em ngồi vào trong

Mát ơi là mát!

 

A! Bàng tốt lắm

Bàng che cho em

Nhưng ai che bàng

Cho bàng khỏi nắng?

(Xuân Quỳnh)

a, Mùa đông, cây bàng như thế nào?

b, Mùa nào cây bàng toả bóng mát?

Phương pháp:

a, Em đọc khổ thơ thứ nhất.

b, Em đọc khổ thơ thứ hai.

Lời giải chi tiết:

a, Mùa đông cây bàng trụi trơ, lá cành rụng hết.

b, Mùa nắng cây bàng tỏa bóng mát.

II. Bài đọc bài Cánh chim báo mùa xuân

Cánh chim báo mùa xuân

Bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông sống trên bốn ngọn núi. Năm ấy không hiểu vì sao, mùa đông kéo dài lê thê. Muôn loài khổ sở vì rét, bèn cử chim công có sắc đẹp lộng lẫy nhất đi đón nàng tiên mùa xuân. Nhưng đường xa, gió lạnh, công bị ốm, phải quay về.

Sư tử liền đi thay công. Cậy khoẻ, sư tử đi không nghỉ, nhưng rồi đuối sức dần, không đi tiếp được.

Chim én nói:

- Mẹ cháu họ ngày càng nặng. Không có nắng ấm mùa xuân, mẹ cháu khó qua khỏi. Cháu xin đi!

Muông thủ đồng ý. Chim én mẹ nhổ lông cánh tết thành chiếc áo choàng cho con. Én con bay mãi, bay mãi, cuối cùng cũng đến chỗ ở của nàng tiên mùa xuân. Én con thấy một chú chim co ro bên đường liền cởi áo choàng đắp cho bạn. Chú chim bỗng biến mất, nàng tiên mùa xuân hiện ra:

- Con thật hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm! Ta chọn con làm sứ giả của mùa xuân.

Én con trở về cùng nàng tiên mùa xuân. Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng, muôn loài biết rằng mùa xuân sắp về.

(Theo Kể chuyện cho bé)

a, Lúc đầu, muông thú chọn con vật như thế nào để đi đón nàng tiên mùa xuân?

Có sắc đẹp

Có sức khoẻ

Có lòng dũng cảm

Phương pháp:

Em đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Lúc đầu, muông thú chọn chim công có sắc đẹp lộng lẫy nhất đi đón nàng tiên mùa xuân.

Chọn đáp án: có sắc đẹp

b, Con vật nào đã được cử đi đầu tiên?

chim công

chim én

sư tử

Phương pháp:

Em đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Chim công được cử đi đầu tiên.

Chọn đáp án: chim công

c, Vì sao chim én xin đi đón nàng tiên mùa xuân?

□ Vì chim én biết mình bay nhanh.

Vì chim én khoẻ hơn công và sư tử.

Vì chim én muốn đem nắng ấm về cho mẹ.

Phương pháp:

Em đọc lời chim én nói với muôn loài.

Lời giải chi tiết:

Chim én đi đón nàng tiên mùa xuân bởi vì mẹ chim én đang bị ho rất nặng, không có nắng xuân về thì khó qua khỏi, nên chim én muốn cứu mẹ.

Chọn đáp án: Vì chim én muốn đem nắng ấm về cho mẹ.

d, Nhờ đâu chim én đến được nơi ở của nàng tiên mùa xuân, không bỏ về giữa chừng?

Phương pháp:

Em đọc phần cuối của câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Chim én đến được nơi ở của nàng tiên mùa xuân là vì én con là một người rất hiếu thảo, có lòng dũng cảm lại rất nhân hậu.

e, Khi nào nàng tiên mùa xuân mới hiện ra trước mắt chim én?

Phương pháp:

Em đọc phần cuối câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Nàng tiên mùa xuân hiện ra trước mắt chim én sau khi chim én cởi chiếc áo mẹ choàng mẹ làm cho mình để đắp cho một chú chim co ro bên đường.

g, Vì sao chim én được chọn làm sứ giả của mùa xuân?

Phương pháp:

Em đọc lời nói của nàng tiên mùa xuân.

Lời giải chi tiết:

Chim én được chọn làm sứ giả của mùa xuân bởi vì chim én là người hiếu thảo, nhân hậu lại dũng cảm.

h, Dấu câu nào thích hợp với các ô vuông dưới đây?

Muông thú đói rét ốm đau vì mùa đông kéo dài.

Phương pháp:

Em đọc kĩ rồi trả lời.

Lời giải chi tiết:

Dấu câu thích hợp với các ô vuông là dấu phẩy.

III. Nghe viết: Cây bàng

Cây bàng

Cứ vào mùa đông

Gió về rét buốt

Cây bàng trụi trơ

Lá cành rụng hết

Chắc là nó rét!

 

Khi vào mùa nắng

Tán lá xoè ra

Như cái ô to

Đang làm bóng mát

 

Bóng bàng tròn lắm

Tròn như cái nong

Em ngồi vào trong

Mát ơi là mát!

Xuân Quỳnh

Lưu ý:

- Cách viết bài thơ 4 chữ, viết cách vào lề 3 – 4 ô li, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ. Viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên bài thơ. Cách một dòng khi kết thúc 1 khổ thơ. 

- Chú ý những dấu câu sử dụng trong đoạn văn: dấu chấm than (2)

- Chú ý viết đúng những từ khó: rét buốt, trụi trơ, rụng, rét, nắng, xòe ra, bóng mát, tròn lắm, cái nong, …

IV. Phân biệt s và x

- s: chia sẻ, sum họp, so sánh, sắc sảo, sợ hãi, hoa súng, sùng bái, sinh trưởng, sinh học, kiêu sa, sinh sống, sống động, chim sáo, cây sáo, con sò,…

- x: xung phong, xảo quyệt, xúng xính, xinh xắn, xa xa, dây xích, cái xô,…

- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: xổ số,

V. Viết đoạn văn kể lại một hoạt động ở trường hoặc lớp em

1. Gợi ý cách viết đoạn văn kể lại một hoạt động ở trường hoặc lớp em

- Trường (hoặc lớp em) đã tổ chức hoạt động gì? Ở đâu?

- Hoạt động đó có những ai tham gia? Mọi người đã làm những việc gì?

- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.

2. Tham khảo cách viết đoạn văn kể lại một hoạt động ở trường hoặc lớp em

Cuối tuần vừa rồi, cô giáo đã tổ chức cho lớp em đi tham quan công viên. Trước chuyến đi, bọn em đã chuẩn bị đồ ăn, nước uống. Tới nơi, chúng em được tập trung để ăn nhẹ. Sau đó mọi người được tham gia văn nghệ. Chúng em còn được tham gia hoạt động thể thao như kéo co, nhảy dây, đá bóng. Thật là một buổi đi chơi thú vị! Em rất vui vì đã có một chuyến đi thật ý nghĩa.