Bài 24: Viết: Nghe – viết: Chiếc rễ đa tròn

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Nghe viết: Chiếc rễ đa tròn

Chiếc rễ đa tròn

        Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

Lưu ý:

- Cách trình bày một đoạn văn, thụt vào đầu dòng 1 chữ. Viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn văn đó. Viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên nhan đề. Kết thúc đoạn văn phải có dấu chấm. Chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa.

- Chú ý những dấu câu sử dụng trong đoạn văn: dấu chấm (3), dấu phẩy (3)

- Chú ý viết đúng những từ khó: năm, sau, chiếc rễ, lớn, vòng, lá tròn, thiếu nhi, vườn, chơi, trò, hiểu, ....

II. Phân biệt iu và ưu

- Tiếng có chứa vần iu: dịu dàng, bận bịu, líu lo, bé xíu, nhíu mày, tíu tít, phụng phịu, ôi thiu, chắt chiu, hiu hắt, địu con, chịu đựng, trĩu cành, ríu rít, tíu tít, ôi thiu, ...

- Tiếng có chứa vần ưu: lưu trữ, cưu mang, cấp cứu, mưu trí, nghỉ hưu, bưu thiếp, quả lựu, lựu đạn, tựu trường, bưu điện, mưu kế, ....

III. Phân biệt im và iêm

- im: lim dim, trái tim, con chim, hoa sim, hoa bìm bịp, mỉm cười, kim khâu, ..

- iêm: mũi tiêm, bao diêm, liêm khiết, lúa chiêm, hồng xiêm, kiềm chế, kiểm tra, tiết kiệm, tìm kiếm, thanh kiếm, hiếm có, .....