Bài 20: Nghe viết: Từ chú bồ câu đến in - tơ - nét

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Nghe viết: Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét

Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét

        Con người có nhiều cách để trao đổi với nhau. Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu đưa thư. Những bức thư được buộc vào chân bồ câu. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.

Lưu ý:

- Cách trình bày một đoạn văn, thụt vào đầu dòng 1 chữ. Viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn văn đó. Viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên nhan đề. Kết thúc đoạn văn phải có dấu chấm. Chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa.

- Chú ý những dấu câu sử dụng trong đoạn văn: dấu chấm (5), dấu phẩy (1)

- Chú ý viết đúng những từ khó: sách, trao đổi, xa xưa, huấn luyện, bồ câu, đưa thư, chặng đường,…

II. Phân biệt eo và oe

- eo: leo trèo, bé tẻo teo, meo meo, nghèo khổ, béo tròn,  reo vang, cái kéo, méo mó, xôi xéo, ...

- oe: sức khỏe, khoe khoang, vàng hoe, tròn xoe, lóe sáng, xòe hoa, tóe lửa, ....

III. Phân biệt l và n

- l: nấp, lo lắng, lung linh, lí lắc, lật mở, làm việc, quả lê, lễ phép, lí luận, lưng chừng, mệt lử, loang lổ, lỗ hổng, lữ khách, quả lựu, lòng dạ, ..

- n: nụ hồng, nở hoa, no nê, ánh nắng, nung nấu, ninh xương, vụ nổ, nam nữ, nắn nót…

- Một số trường hợp dễ nhầm: nồi lẩu,…

IV. Phân biệt ên và ênh

ên: yêu mến, bến đò, ốc sên, lớn lên, trên dưới, tên tuổi, cây nến, nền nhà, bến tàu, lâu bền, con hến, ....

ênh: con kênh, mênh mông, bênh vực, chênh vênh, nhẹ tênh, bồng bềnh, lênh khênh, .....