I. Dấu chấm
1. Tìm hiểu chung về dấu chấm
Dấu chấm dùng kể kết thúc câu kể (câu giới thiệu, câu miêu tả, câu kể sự việc,..)
2. Ví dụ:
- Mẹ em là giáo viên.
- Hoa cúc màu vàng.
- Bố em đang đọc báo.
II. Dấu chấm than
- Chúng ta thường kết thúc câu bày tỏ cảm xúc, câu yêu cầu, đề nghị bằng dấu chấm than (!)
- Ví dụ:
+ Bình ơi, tớ nhớ cậu!
+ Ngọc ơi, tớ rất quý cậu!
+ Em hối hận quá!
+ Ngọc ơi, mở cửa giúp tớ nhé!
III. Dấu phẩy
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các từ có cùng chức vụ trong câu.
Ví dụ:
- Em có rất nhiều đồ chơi như búp bê, gấu bông, thỏ bông.
-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các loại đồ chơi.
- Các bạn học sinh nhảy dây, đá cầu, kéo co trên sân trường.
-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các hoạt động của học sinh.
Lưu ý:
- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu.
- Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy.