Bài 24: Đọc: Nặn đồ chơi

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Ghi nhớ bài Nặn đồ chơi

1. Nội dung chính

Thông qua trò chơi dân gian nặn đồ chơi thấy được niềm vui tuổi thơ và tình cảm mà bạn nhỏ dành cho những người thân trong gia đình.

2. Liên hệ bản thân

Có niềm hứng thú, yêu thích những trò chơi dân gian.

II. Tìm hiểu nội dung bài Nặn đồ chơi

1. Chú thích

- Cối giã trầu: đồ để giã trầu, thường làm bằng đồng.

- Thích chí: tỏ ra bằng lòng, vui thích vì đúng ý muốn.

2. Nội dung bài học

- Bé nặn đồ chơi bên hiên nhà.

- Những đồ chơi mà bé đã nặn là: quả thị, quả na, cối giã trầu, con chuột.

- Bé tặng đồ chơi để tặng cha, tặng mẹ, tặng bà và tặng chú mèo.

+ Quả thị, quả na – tặng cha, tặng mẹ

+ Cối giã trầu – tặng bà

+ Chuột – tặng mèo

Kết luận: Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm đến người thân trong gia đình của bé.

III. Hướng dẫn đọc bài Nặn đồ chơi

- Đọc bằng giọng vui tươi, tinh nghịch.

- Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. Nhấn giọng khi liệt kê đồ chơi Này là,... hoặc tong lời dặn mọi người Đừng sờ vào đấy.

- Chú ý ngắn nghỉ mỗi dòng thơ và nghỉ hơi giữa mỗi khổ thơ.

- Chú ý một số tiếng có thể gây nhầm lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương như: vẫy, là, na, nặn, vểnh,...

NẶN ĐỒ CHƠI

Bên thềm gió mát,

Bé nặn đồ chơi.

Mèo nằm vẫy đuôi,

Tròn xoe đôi mắt.

 

Đây là quả thị,

Đây là quả na,

Quả này phần mẹ,

Quả này phần cha.

 

Đây chiếc cối nhỏ

Bé nặn thật tròn,

Biếu bà đấy nhé,

Giã trầu thêm ngon.

 

Đây là thằng chuột

Tặng riêng chú mèo

Mèo ta thích chí

Vểnh râu “meo meo”!

 

Ngoài hiên đã nắng,

Bé nặn xong rồi.

Đừng sờ vào đấy,

Bé còn đang phơi.

            (Nguyễn Ngọc Ký)

Từ ngữ:

- Cối giã trầu: đồ để giã trầu, thường làm bằng đồng.

- Thích chí: tỏ ra bằng lòng, vui thích vì đúng ý muốn.