I. Nghe viết: Tết đến rồi
Tết đến rồi
Vào dịp Tết, các gia đình thường gói bánh chưng hoặc bánh tét. Người lớn thường tặng trẻ em những bao lì xì xinh xắn với mong ước các em mạnh khoẻ, giỏi giang. Tết là dịp mọi người quây quần bên nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp.
Lưu ý:
+ Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Viết lùi vào lề 1 – 2 ô.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên đề bài.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn văn.
+ Viết hoa chữ cái đầu câu.
+ Chú ý các dấu câu dấu phẩy (2), dấu chấm (3)
Một số từ dễ viết sai chính tả: gia đình, bánh chưng, trẻ em, xinh xắn, mạnh khỏe, giỏi giang, quây quần,...
II. Phân biệt g và gh
1. Quy tắc
- gh + e, ê, i
- g + a, o, ô, ơ, u, ư
2. Ví dụ
- g: tiếng gáy, con gà, cái gáo, hạt gạo, gõ cửa, gà gô, gỡ rối, tắm gội, chăn gối, …
- gh: cái ghe, cái ghế, cái ghim, con ghẹ, ghé thăm, …
- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: ghê gớm, ganh ghét,…
III. Phân biệt s và x
- s: chia sẻ, sum họp, so sánh, sắc sảo, sợ hãi, hoa súng, sùng bái, sinh trưởng, sinh học, kiêu sa, sinh sống, sống động, chim sáo, cây sáo, con sò,…
- x: xung phong, xảo quyệt, xúng xính, xinh xắn, xa xa, dây xích, cái xô,…
- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: xổ số,
IV. Phân biệt uc và ut
- uc: chúc mừng, hoa cúc, thúc giục, giáo dục, tục lệ, cục tác, hàng chục, thục nữ, du mục, lục quân, xúc đất,..
- ut: chăm chút, cun cút, thút thít, rút lui, tút tút, cụt lủn, thụt lùi, lụt lội, sút bóng, lực hút,....
- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: hùng hục, trùng trục, hun hút, ...