Bài 14: Viết: Nghe viết: Em học vẽ

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Nghe viết: Em học vẽ

Em học vẽ

Hôm nay trong lớp học

Với giấy trắng, bút màu

Nắn nót em ngồi vẽ

Lung linh bầu trời sao.

 

Vẽ ông trăng trên cao

Rải ánh vàng đầy ngõ

Vẽ cánh diều no gió

Vi vu giữa trời xanh.

Lưu ý: Cách viết bài thơ 5 chữ, viết cách vào lề 3 ô li, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ, hết mỗi khổ thơ cần cách 1 dòng. Viết hoa tên bài thơ. Cần cách một dòng khi viết hết một khổ thơ.

- Dấu câu: dấu chấm cuối khổ thơ, dấu phẩy ở dòng thơ thứ 2 (sau tiếng trắng)

- Những từ ngữ dễ viết sai chính tả: lung linh, nắn nót, cánh diều, lộng gió,…

II. Phân biệt ng và ngh

1. Quy tắc

- ngh + e, ê, i

- ng: a, o, ô, ơ, u, ư

2. Ví dụ

- ng: ngày ngày, ngõ nhỏ, ngỗ ngược, bắp ngô, ngây ngô, ngơ ngác, ngu ngốc, ngủ, ngoại ngữ, cá ngừ,…

- ngh: nghe lời, củ nghệ, con nghé, nghèo khổ, nghỉ hè, nghề nghiệp, …

- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: nghĩ ngợi, nghi ngờ, nghỉ ngơi, …

III. Phân biệt r d và gi

- r: róc rách, réo rắt, rung rinh, rễ cây, con rùa, con rồng, chiều rộng, rưng rưng, rừng cây, ra vào, rơm rạ, cái răng, rành rọt,…

- d: hình dung, quả dứa, quả dừa, quả dưa, da dẻ, da thịt, dạ vâng, để dành, dũng cảm, nói dối, …

- gi: giỏi, tranh giành, giá tiền, giá đỗ, hàng giả, …

- Một số từ dễ nhầm lẫn: giả dối, …

IV. Phân biệt an và ang

- an: nhà sàn, bàn ghế, tàn tạ, sàn nhà, tràn lan, san sẻ, miên man, cây đàn, hòn than,….

- ang: bánh tráng, sáng sủa, buổi sáng, cây bàng, làng xóm, cái bảng, cái sàng, bảo tàng, sàng lọc, rắn hổ mang, cái thang,…

- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: dàn hàng,…