I. Mở rộng vốn từ về giao tiếp, kết nối
1. Từ ngữ chỉ hoạt động giao tiếp theo tranh
- Tranh 1: đọc thư
- Tranh 2: gọi điện thoại
- Tranh 3: xem ti vi
2. Một số từ chỉ sự giao tiếp kết nối
- Phương tiện hỗ trợ: bì thư, điện thoại, ti vi, máy tính, tem,…
- Phương thức giao tiếp kết nối: viết thư, gọi điện, xem ti vi,…
II. Tạo câu chủ đề giao tiếp, kết nối
- Nhờ có điện thoại, em có thể nói chuyện với ông bà ở quê.
- Nhờ có máy tính, em có thể tìm thấy rất nhiều thông tin hữu ích.
- Nhờ có ti vi, em có thể xem được nhiều bộ phim hay.
III. Dấu chấm
1. Tìm hiểu chung về dấu chấm
Dấu chấm dùng kể kết thúc câu kể (câu giới thiệu, câu miêu tả, câu kể sự việc,..)
2. Ví dụ:
- Mẹ em là giáo viên.
- Hoa cúc màu vàng.
- Bố em đang đọc báo.
IV. Dấu phẩy
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các từ có cùng chức vụ trong câu.
Ví dụ:
- Em có rất nhiều đồ chơi như búp bê, gấu bông, thỏ bông.
-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các loại đồ chơi.
- Các bạn học sinh nhảy dây, đá cầu, kéo co trên sân trường.
-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các hoạt động của học sinh.
Lưu ý:
- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu.
- Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy.