I. Mở rộng vốn từ về Đồ chơi
1. Mở rộng vốn từ về đồ chơi
- Đồ chơi là những đồ dùng phục vụ việc thư giãn, giải trí của con người.
- Tên một số loại đồ chơi: búp bê, gấu bông, chó bông, diều, đèn ông sao, mặt nạ, xúc xắc, lê-gô, xếp hình, cá ngựa, quả bóng, chong chóng,….
2. Đặc điểm của một số đồ chơi
Quan sát đồ chơi và tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm (hình dáng, màu sắc, tính chất,…) của đồ chơi.
Đồ chơi |
Đặc điểm |
Quả bóng |
Màu xanh pha trắng. |
Chiếc chong chóng |
Có bốn cánh xanh lá, xanh lam, vàng, hồng. |
Cô búp bê |
Có hai bím tóc dễ thương |
Mặt nạ |
Màu xanh da trời. |
Chiếc diều |
Có đuôi nhiều màu sắc. |
Gấu bông |
Màu trắng pha vàng. |
Xe tải |
Màu vàng pha xanh. |
Trực thăng |
Màu xanh lá. |
3. Câu nêu đặc điểm của đồ chơi
Tên đồ chơi + Từ chỉ đặc điểm của đồ chơi (hình dáng, màu sắc, tính chất…)
Ví dụ:
Quả bóng có màu xanh pha trắng.
Chú gấu bông xinh xắn và đáng yêu.
Đuôi chiếc diều có nhiều màu sắc rực rỡ.
Chú gấu bông mềm mại và ấm áp.
II. Dấu phẩy
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các từ có cùng chức vụ trong câu.
Ví dụ:
- Em có rất nhiều đồ chơi như búp bê, gấu bông, thỏ bông.
-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các loại đồ chơi.
- Các bạn học sinh nhảy dây, đá cầu, kéo co trên sân trường.
-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các hoạt động của học sinh.
Lưu ý:
- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu.
- Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy.