Grammar – Câu bị động

I. Câu chủ động và bị động

1. Câu chủ động:

* Cách sử dụng:

Câu chủ động là câu được sử dụng khi bản thân chủ thể được nhắc đến tự thực hiện hành động

Eg:  Mary did her homework yesterday. (Mary làm bài tập về nhà ngày hôm qua)

Ta thấy chủ thể được nhắc đến trong câu này là “Mary” và bản thân chủ thể này có thể tự thực hiện việc “làm bài tập về nhà”. Vây nên ta sử dụng câu chủ động.

* Dạng thức thông thường của câu chủ động:                       S + V + O

Trong đó:       S (subject): Chủ ngữ

                        V (verb): động từ

                        O (object): tân ngữ

CHÚ Ý: - Động từ trong câu sẽ chia theo thì.

Eg: My parents are preparing a lot of delicious cakes.

            S                      V                                 O

Ta thấy chủ thể “bố mẹ tôi” hoàn toàn có thể tự thực hiện việc “chuẩn bị rất nhiều bánh ngon”. Động từ “prepare” chia theo thì hiện tại tiếp diễn.

2. Câu bị động:

* Cách sử dụng:

- Câu bị động được sử dụng khi bản thân chủ thể không tự thực hiện được hành động.

Eg: My money was stolen yesterday. (Tiền của tôi bị trộm mất ngày hôm qua.)

Ta thấy chủ thể là “tiền của tôi” không thể tự “trộm” được mà bị một ai đó “trộm” nên câu này ta cần sử dụng câu bị động.

* Dạng thức của câu bị động.                         tobe + Ved/V3

Trong đó:       be:  động từ “to be”

                        Ved/V3: Động từ phân từ hai

CHÚ Ý: Động từ “to be” sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ.

Eg: The meal has been cooked. (Bữa ăn vừa mới được nấu.)

Ta thấy “bữa ăn” không thể tự thực hiện việc “nấu” nên ta cần sử dụng câu bị động. Động từ “to be” chia thì hiện tại hoàn thành với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít nên có dạng là “has been + cooked (động từ phân từ hai).

II- CÂU BỊ ĐỘNG

1. Cấu trúc biến đổi từ câu chủ động sang câu bị động

     Chủ động:             S + V + O

     Bị động:      S +  tobe + Ved/V3 + (by + O)

CHÚ Ý: - TÂN NGỮ (O) trong câu chủ động làm CHỦ NGỮ trong câu bị động.

- ĐỘNG TỪ (V) trong câu chủ động sẽ chuyển thành “be + Ved/V3”. Trong đó “be” chia theo thì và chia theo chủ ngữ.

- CHỦ NGỮ (S) trong câu chủ động sẽ biến đổi thành tân ngữ và có giới từ “by” đằng trước (by + O).

Eg: Chủ động: They will sell their house next year.

                       S           V             O   

     => Bị động: Their house will be sold by them next year.

                              S        tobe + Ved/V3    by + O

2. Cấu trúc câu bị động với các thì trong tiếng Anh

Grammar – Câu bị động         - ảnh 1

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA CÂU BỊ ĐỘNG

 (Special cases of passive voice)

I-  Bị động với động từ có 2 tân ngữ

Ta thường gặp một số câu có 2 tân ngữ đi sau động từ:

Eg:  He gave me a book.

Ta thấy sau động từ: “gave” có 2 tân ngữ là “me” và “a book”. Trong 2 tân ngữ này thì “a book” được gọi là tân ngữ trực tiếp (trực tiếp chịu tác động của động từ “gave” – đưa.) Còn “me” được gọi là tân ngữ gián tiếp (không trực tiếp chịu tác động của động từ).

Ta hiểu động từ “đưa” ở đây là ta “cầm, nắm” “CÁI GÌ” ở trên tay rồi đứa “NÓ” cho “AI ĐÓ”. Và “CÁi GÌ” ở đây sẽ trực tiếp chịu tác động của động từ nên gọi là tân ngữ trực tiếp. Còn “AI ĐÓ” không trực tiếp chịu tác động của động từ nên gọi là tân ngữ gián tiếp.

Ta có cấu trúc câu chủ động với động từ có 2 tân ngữ:

 S + V + Oi + Od

Trong đó:       S (subject): Chủ ngữ

                        V (verb): Động từ

                        Oi (indirect object): tân ngữ gián tiếp (Không trực tiếp chịu tác động của động từ)

                        Od (direct object): tân ngữ trực tiếp (Tân ngữ trực tiếp chịu tác động của động từ)

Câu bị động sẽ có 2 trường hợp như sau:

- TH1: ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động

S + be + VpII + Od

- TH2: Ta lấy tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:

S + be + VpII + giới từ + Oi

Eg:

- Chủ động: She gave me an apple yesterday. (Cô ấy đưa cho tôi một quả táo ngày hôm qua.)

                        S      V    Oi      Od

 (me: tân ngữ gián tiếp; an apple: tân ngữ trực tiếp)

- Bị động:       TH1:   I was given an apple yesterday. (Tôi được cho một quả táo ngày hôm qua)

                                    S  be   VpII    Od

Ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ nên “me” chuyển thành “I”.

TH2:   An apple was given to me yesterday. (Một quả táo được đưa cho tôi ngày hôm qua.)

                 S          be    VpII

Ta lấy tân ngữ trực tiếp “an apple” lên làm chủ ngữ và sau động từ phân từ 2 ta sử dụng giới từ “to”.

Eg 2:

Her mother bought her a book yesterday.

         S                V       Oi     Od

-> She was bought a book yesterday.

      S     be     VpII       Od

-> A book was bought for  her yesterday.

         S        be    VpII      giới từ     Oi

II- Bị động với động từ khuyết thiếu

Các động từ khuyết thiếu (modal verb)O: Can, could, would, should, may, might, need, must, ought to

Chủ động : S + Modal V + V(nguyên thể) + O

Bị động:    S + modal V + be + VpII + (+ by + O)

Eg:

- Chủ động: She can speak English fluently.

- Bị động: English can be spoken fluently.

III- Bị động với “be going to”

Chủ động:      S + be + going to + V + O

Bị động:         S + be + going to + be + VpII + (by + O)

Eg: My father is going to do the gardening.

=> The gardening is going to be done by my father.

IV- Bị động với câu mệnh lệnh thức

Ta thường gặp các câu mệnh lệnh thức như:

Close the door! (Đóng cửa vào)

     V          O

Open the book! (Mở sách ra)

      V        O

Ta thấy cấu trúc của của câu mệnh lệnh thức đó là:

Dạng chủ động:                                V + O

Bị động:                     S + should/must + be + V-pII

Eg:  Chủ động: Clean the floor! (Hãy lau sàn nhà đi!)

- Bị động: The floor should be cleaned! (Sàn nhà nên được lau đi)

V- Cấu trúc bị động với chủ ngữ giả “it”.

It + be + adj + (for sb) + to do st

-> It + be + adj + for st to be done

Eg: It is easy to make this cake.

=> It is easy for this exercise to be made.

VI- Cấu trúc câu bị động với “make”, “let”, “have”, “get”

Ta có:

* Make sb do st => Make st done (by sb): bắt ai đó làm gì

Eg:  I made my son clean the floor.

=> I made the floor cleaned by my son.

* Let sb do st => let st done (by sb): cho phép, để cho ai đó làm gì

Eg: My father let me cook the dinner yesterday.

=> My father let the dinner cooked by me yesterday.

* Have to do st -> St have to be done: phải làm gì

Eg: My mother has to wash the clothes every day.

=> The clothes have to be washed by my mother every day.

* Have sb do st -> have st done (by sb): Nhờ ai đó làm gì

-  I have the hairdresser cut my hair every month.

=> I have my hair cut by the hairdresser every month.

Get sb to do st -> get st done (by sb): Nhờ ai đó làm gì

- She got her father turn on the TV.

=> She got the TV turned on by her father.

VII- Bị động kép

1. Khi V1 chia ở các thì hiện tại như hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành.

S1 + V1 + that + S2 + V + …

* TH1: It is + V1-pII that + S2 + V + …

*  TH2: Khi V2 chia ở thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn

            S2 + is/am/are + V1-pII + to + V2(nguyên thể) +….

* TH3: Khi V2 chia ở thì quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn hành

 S2 + is/am/are + V1-pII + to have + V2-PII + …

Eg: They think that she works very hard.

=> It is thought that she works very hard.

=> She is thought to work very hard.

They think that she worked very hard last year.

=> It is thought that she worked very hard last year.

=> She is thought to have worked very hard last year.

2. Khi V1 chia ở các thì quá khứ (quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành).

            S1 + V1 + that + S2 + V + ….

* TH1: It was + V1-pII + that + S2 + V + …

* TH2: Khi V2 chia ở thì quá khứ đơn:

S2 + was/were + V1-pII + to + V2 (nguyên thể) + …

* TH3: Khi V2 chia ở thì quá khứ hoàn thành:

            S2 + was/ were + V1-pII + to + have + V2-pII + …

Eg: People said that she was very kind.

=> It was said that she was very kind.

=> She was said to be very kind.

People said that she had been very kind.

=> It was said that she had been very kind.

=> She was said to have been very kind.