Grammar - Câu điều kiện

I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN

- Câu điều kiện là câu dùng để đưa ra một giả định về một sự việc trong quá khứ, hiện tại hay tương lai.

- Câu điều kiện gồm 2 vế:

Mệnh đề chứa if (mệnh đề điều kiện) + mệnh đề chính (mệnh đề chỉ kết quả)

- Vị trí của 2 mệnh đề:

+ Khi mệnh đề chứa “if” đứng đầu thì giữa hai mệnh đề ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy.

+ Khi mệnh đề chứa “if” đứng sau mệnh đề chỉ kết quả thì KHÔNG sử dụng dấu phẩy để ngăn cách hai mệnh đề.

Eg: +  If I have a lot of money, I will buy a new house. (Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ mua một ngôi nhà.)

+  I will take you to the cinema if I have time. (Tớ sẽ đưa bạn đi xem phim nếu tớ có thời gian.)

II- CÁC LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN

1. Câu điều kiện loại 0:

* Cấu trúc:

If + S + V/V(s/es), S + V/V(s/es)

Trong câu điều kiện loại 0 động từ trong hai mệnh đề đều chia thì HIỆN TẠI ĐƠN.

* Cách sử dụng:

- Dùng để diễn tả một sự việc luôn đúng, một chân lý.

Eg: If you heat the ice, it melts. (Nếu bạn làm nóng băng, nó sẽ tan chảy.)

Đây là một sự thật hiển nhiên, luôn luôn đúng nên ta sẽ sử dụng câu điều kiện loại 0 để nói.

2. Câu điều kiện loại I:

* Cấu trúc:

If + S + V/V(s/es), S + will + V-infinitive

Trong câu điều kiện loại I, mệnh đề “If” ta chia thì HIỆN TẠI ĐƠN và mệnh đề chính ta chia thì tương lai đơn.

* Cách sử dụng:

- Dùng để giả định về một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Eg: If she comes, I will go with her. (Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi với cô ấy.)

Ta hiểu rằng “hiện tại cô ấy vẫn chưa đến”, và ta cũng không biết được rằng cô ấy có đến hay không (hoàn toàn có thể xảy ra). Vì vậy giả định “nếu cô ấy đến” là một giả định hoàn toàn có thể xảy ra nên ta sử dụng câu điều kiện loại 1.

3. Câu điều kiện loại II:

* Cấu trúc:

If + S + V-ed/cột 2, S + would/should + V(nguyên thể)

Trong câu điều kiện loại II, mệnh đề “IF” chia thì QUÁ KHỨ ĐƠN và động từ trong mệnh đề chính ta sử dụng cấu trúc: would/ should + động từ nguyên thể.

* Cách sử dụng:

- Dùng để giả định về một sự việc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Eg: + If they had a lot of money now, they would travel around the world.  

(Nếu bây giờ họ có nhiều tiền, họ sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.)

Ta thấy có thời gian ở hiện tại là “now” (bây giờ) và hiểu rằng “bây giờ họ không có nhiều tiền” nên mới đưa ra câu giả định như vậy. Vì thế ta sử dụng câu điều kiện loại II để diễn đạt một giả định về một sự việc không có thật ở hiện tại.

CHÚ Ý:

Trong câu điều kiện loại II, nếu mệnh đề “if” sử dụng động từ “to be” ở thì quá khứ đơn thì ta chỉ sử dụng “to be” là “were” với tất cả các ngôi.

Eg: If I were you, I wouldn’t stay at home now.

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không ở nhà bây giờ.)

Ta thấy chủ ngữ trong mệnh đề “If” là “I” nhưng ta vẫn sử dụng động từ “to be” là “were” vì trong câu điều kiện loại II này “to be” chia quá khứ là “were” với tất cả các chủ ngữ.

 

4. Câu điều kiện loại III:

* Cấu trúc:

If + S + had + VpII, S + would/should + have + vpII

Trong câu điều kiện loại III, mệnh đề “If” chia thì QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH, và động từ trong mệnh đề chính sẽ sử dụng cấu trúc: would/ should + have + VpII.

* Cách sử dụng:

- Dùng để giả định về một sự việc trái với sự thật trong quá khứ.

Eg: If she had told me the truth yesterday, I would have helped her.

(Nếu cô ấy nói với tôi sự thật ngày hôm qua, tôi đã giúp cô ấy rồi.)

Ta hiểu sự thật là ngày hôm qua cô ấy đã KHÔNG nói thật với tôi nên thực tế là tôi không giúp được gì cho cô ấy. Đây là một giả định về một sự việc trái với sự thật trong quá khứ nên ta sử dụng câu điều kiện loại III để nói.

5. Câu điều kiện hỗn hợp:

* Cấu trúc :

If + S + had + V PII + O , S + would + Vinfinitive + O

Trong đó:

+)  If + S + had + V PII : vế giả định của câu điều kiện loại III                          

+) S + would + Vinfinitive + O : vế chính của câu điều kiện loại II   

*Cách sử dụng:
+) Câu điều kiện hỗn hợp giả định một điều không có thật trong quá khứ, dẫn đến một kết quả không có thật ở trong hiện tại

+) Là sự kết hợp giữa câu điều kiện loại II và câu điều kiện loại III

            + Vế giả định (chứa if) sử dụng của câu điều kiện loại III

            + Về kết quả sẽ sử dụng của câu điều kiện loại II.

Eg: If I had gone to bed early last night, I would not late for school this morning. 

(Nếu như tối qua tôi đi ngủ sớm, thì sáng nay tôi đã không đi học muộn.)

II. DẠNG ĐẢO NGỮ CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN 

1.Đảo ngữ câu điều kiện loại I:

Cấu trúc : 

Grammar - Câu điều kiện  - ảnh 1

Eg: If he has free time, he’ll play tennis.

=> Should he have free time, he’ll play tennis

2. Đảo ngữ câu điều kiện loại II:

Cấu trúc:

Grammar - Câu điều kiện  - ảnh 2

Eg:
- If I learnt Russian, I would read a Russian book.

 => Were I to learn Russian, I would read a Russian book
- If I were you, I would buy this car. 

=> Were I you, I would buy this car

3. Đảo ngữ câu điều kiện loại III:

Cấu trúc:

 

Grammar - Câu điều kiện  - ảnh 3

Eg: If he had trained hard, he would have won the match.

 =>  Had he trained hard, he would have won the match.

If not = Unless (Nếu không... thì...)

Eg: - Unless we start at once, we will be late = If we don't start at once, we will be late.

- Unless you study hard, you won't pass the exams = If you don't study hard, you won't pass the exams.
4. Đảo ngữ của câu điều kiện loại hỗn hợp (Mixed Conditional Sentence):
Đảo ngữ câu loại này giống đảo ngữ vế If của câu điều kiện loại III
Cấu trúc: 

Grammar - Câu điều kiện  - ảnh 4

Eg: If I hadn't told her about this, she wouldn't be sad now.

 => Had I not told her about this, she wouldn't be sad now. 

5. Cách sử dụng Unless , As long as and Provided/providing

+) Unless 

   + Unless có nghĩa tương tự như if... not, với nghĩa “ trừ khi”,

Unless = if not = excep if

Eg: +  Come tomorrow unless I phone ( = if don’t phone/excep if I phone)

(Hãy đến vào ngày mai trừ khi tôi điện thoại  =  Nếu tôi không điện thoại / trừ khi tôi điện thoại)

+ I’ll take the job unless the pay is too low ( = if the pay isn’t too low/excep if the pay is low)

(Tôi sẽ nhận công việc trừ khi trả lương quá thấp =  nếu trả lương không quá thấp/trừ khi trả thấp)

+ Unless có thể được dùng thay cho if…not khi chúng ta đề cập tới những tình huống ngoại lệ sẽ thay đổi một tình trạng nào đó. Nhưng chúng ta không dùng unless để nói đến sự phủ định của 1 việc gì đó là nguyên nhân chính của tình huống chúng ta nói đến

 Eg: My wife will be very upset if I don’t get back tomorrow.

(Vợ tôi sẽ rất buồn nếu tôi không quay trở lại vào ngày mai)

Not : My wife will be very upset unless I get back tomorrow.

(Nếu người nói không trở lại, điều này là nguyên nhân chính gây nên sự bất bình của vợ anh ta – if not ở đây không có nghĩa “trừ phi”)

Eg: She’d look nicer if she didn’t wear so much make-up.

(Cô ấy trông đẹp hơn nếu cô ấy không trang điểm quá đậm)

Not: She’d look nicer unless she wore so much make-up.

+ Trong mệnh đề với unless, chúng ta thường dùng thì hiện tại nói đến tương lai.

Eg: I’ll be in all day unless the office phones.

(Tôi sẽ ở trong cả ngày trừ khi các điện thoại văn phòng.)

Not : unless the office will phone

+) As long as, provided, providing,… 

 + As long as/ so long so/ provided (that)/ providing (that)là những thành ngữ có nghĩa “ nếu” hay “ trong trường hợp mà “, “ miễn là “

Eg: You can take my car as long as / so long as you drive carefuly.

(Bạn có thể lấy xe của tôi miễn là bạn lái xe cẩn thận)

Eg: Providing/ provided ( that) she studies hard – she’ll pass her exams.

(Miễn là cô ấy học hành chăm chỉ, cô ấy sẽ vượt qua được những kỳ thi.)

  + Sau as long as / so long as/ provided that/ providing thatchúng ta dùng thì hiện tại để diễn tả ý tương lai

Eg: I’ll remember that day as long as I live.

(Tôi sẽ nhớ ngày hôm đó nếu tôi còn sống)

Not: as long as I will live

+) Cách dùng của As if , As though (như thể là)

Form:

Grammar - Câu điều kiện  - ảnh 5

Note: “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi
Eg:
- He talks to me as though I were his wife. (but I am not his wife)
- He behaves as if he owned the house. (but he doesn’t own the house)
-  She tells about Rome as though she had gone there many times.