Về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ Văn 11

Đề bài

Về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ Văn 11

Lời giải chi tiết

1. Mở bài

Viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhân vật lịch sử Cao Bá Quát - một nghệ sĩ lớn, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Ở Cao Bá Quát hội tụ những phẩm chất, vẻ đẹp cùa một nghệ sĩ tài hoa khác thường, một nhân cách cứng cỏi, khí phách hiên ngang, một cái tâm trong sáng, trọng thiên lương.

2. Thân bài

Trong thực tế lịch sử, Cao Bá Quát đã bỏ mình trên chiến địa khi khởi nghĩa chống lại triều đình. Nhưng Nguyễn Tuân đã tìm cách “kéo dài” cuộc đời ông, ông thành một kẻ tử tù nguy hiểm để thử thách thêm khí phách, để sáng tạo cuộc gặp gỡ kì lạ với viên quản ngục chốn đề lao. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa hai người khác thường ấy đã dẫn đến cảnh tượng cho chữ “xưa nay chưa từng có".

2.1) Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái tài, về cách sống

- Cái tài phải gắn liền cùng cái tâm, cùng lòng tự trọng và ý thức gìn giữ thiên lương. Người có tài cần biết tự bảo toàn và phát huy cái tài ấy mà cảm hoá con người.

- Cái đẹp cần đi cùng cái thiện. Cái đẹp không thể chung sống với lũ người quay quắt, tàn nhẫn, không thể tồn tại ở môi trường nhơ bẩn và độc ác.

- Ở đời, con người cần phải có tấm lòng “biệt nhỡ liên tài”, cần “giữ gìn thiên lương cho lành vững" và đừng để “nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

2.2) Một bút pháp nghệ thuật cao tay, tài hoa

Chữ người tử tù là một truyện ngắn đầy kịch tính, được dàn dựng bằng một bút pháp nghệ thuật cao tay, rất mực tài hoa. Tính kịch này nảy sinh từ cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người rất khác thường:

+ Một kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng viên quản ngục lại khát khao ánh sáng của chữ nghĩa.

+ Một người thích chơi chữ đẹp đã gặp được một người viết chữ rất nhanh và rất đẹp, khắp vùng tỉnh Sơn vẫn ngợi khen.

Song thật oái oăm, cuộc gặp gỡ đó diễn ra nơi nhà ngục tử tù. Quản ngục càng nhún nhường, càng tỏ ý biệt đãi thì Huấn Cao càng bất cần, khinh bạc, có lần lạnh lùng đuổi ông ta ra khỏi nhà lao. Tuy thế, quản ngục vẫn lễ phép, vẫn âm thầm mà cháy bỏng cái ước nguyện được chữ. Mạch truyện cứ thế mà trôi đi cho đến khi đột ngột xuất hiện công vãn khẩn của quan Hình bộ thượng thư. Đến đây, người đọc băn khoăn với các câu hỏi: Liệu Huân Cao cho đến khi từ giã cõi đời có nhận ra lòng tốt. thiên lương ở viên quản ngục? Liệu Huấn Cao có đền đáp sở nguyện thiết tha và chính đáng bấy lâu nay của người này. Chi tiết này có vai trò thắt nút, đẩy mâu thuẫn kịch lên cao trào.

3. Kết bài

Cảnh tượng cho chữ trong nhà giam sau đó chính là phần cởi nút, giải toả, hấp dẫn, đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm Mỹ sâu sắc và đầy dư vị.