Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Đám tang Lão Gô-ri-ô

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

MB1

Hô-nô-rê đơ Ban-dắc (1799 - 1850) là một nhà văn vĩ đại, bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, ông đã tái hiện thật chân thực và sinh động những khía cạnh của thời đại, mà theo như Ăng-ghen viết: "Đọc tiểu thuyết Ban-dắc người ta có thể hình dung ra lịch sử nước Pháp từ 1816 - 1848 đầy đủ hơn, chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn so với đọc tất cả các nhà sử học, xã hội học, thống kê học thời ấy để lại". Đám tang của lão Gô-ri-ô được trích trong tác phẩm Lão Gô-ri-ô thuộc bộ Tấn trò đời là đỉnh cao của câu chuyện bi kịch về một người đàn ông, một người cha tự biến mình thành nô lệ của đồng tiền, rồi cũng lại chính sự tha hóa đó đã khiến ông có một cái chết cô quạnh, hiu hắt, đáng thương mà cũng đáng giận.

MB2

Ban-dắc (1799 – 1850) là nhà tiểu thuyết Pháp nổi tiếng, “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”. Ông đã sáng tạo ra bộ “Tấn trò đời ” đồ sộ, bất hủ gồm 97 tác phẩm với trên 2.000 nhân vật. Miếng da lừa (1831), Ơ-giê-ni Grăng-đê (1833), Lão Gô-ri-ô (1834), Ảo mộng tiêu tan (1937 — 1843),… là những kiệt tác của Ban-dắc. Đoạn trích Đám tang lão Gô - ri - ô nằm ở phần cuối tác phẩm Lão Gô-ri-ô. Qua đoạn trích này, tác giả đã thể hiện đỉnh cao tấn thảm kịch số phận của lão Gô-ri-ô. Một số ph­­ương diện về nội dung t­­­ư tư­­ởng và nghệ thuật tiểu thuyết hiện thực của Ban-dắc đ­­ược kết tinh trong đoạn trích này.

MB3

Hô-no-rê đơ Ban-dắc là nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp nửa đầu thế ki XIX. Lão Gô-ri-ô là tác phẩm xuất sắc của Ban-dắc kết tinh nhiều giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bộ tiểu thuyết Tấn trò đời. Lão Gô-ri-ô vừa là sản phẩm, vừa là nạn nhân thê thảm của cái xã hội kim tiền mà lão đã tích cực tạo nên nó. Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô nằm ở phần cuối tác phẩm. Ban-dắc đã đẩy tấn thảm kịch về số phận của lão Gô-ri-ô lên tới đỉnh điểm.

MB4

Ban dắc là ”bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” nổi tiếng với tiểu thuyết ”Tấn trò đời”. Đoạn trích ”Đám tang lão Gô-ri-ô” trích tác phẩm Lão Gô-ri-ô đã phản ánh được hiện thực xã hội lúc bấy giờ với những giá trị đạo đức bị băng hoại bởi đồng tiền.

MB5

Ban- dắc là ”bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” nổi tiếng với tiểu thuyết ”Tấn trò đời”. Nhờ lòng say mê văn chương kết hợp với vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc ngóc ngách của xã hội tư bản, cũng bôn ba trong con đường kinh doanh, tác phẩm của ông là đỉnh cao của trào lưu văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX. Đặc biệt là đoạn trích ”Đám tang lão Gô-ri-ô” trích tác phẩm Lão Gô-ri-ô đã phản ánh được hiện thực xã hội lúc bấy giờ với những giá trị đạo đức bị băng hoại bởi đồng tiền.