Luyện tập về từ Hán Việt lớp 11

Đề bài

Luyện tập về từ Hán Việt lớp 11

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sử dụng từ Hán Việt hợp lí, đúng ngữ cảnh sẽ khiến cho câu văn hàm súc, trang trọng. Nhưng cần tránh các trường hợp lạm dụng từ Hán Việt.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Đọc câu thơ sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

Trời nghe hạ giới ai ngâm nga

Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà

(Tản Đà – Hầu trời)

a. Nghĩa của tiếng, từ:

- hạ: ở dưới

- giới: phạm vi, danh giới, một vùng đất.

- hạ giới: thế giới của người trần trên mặt đất.

b. Nghĩa của hai từ cảnh giới:

- Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới(1) khác với vạn vật khác còn nguyên hình tướng.

(Bửu ý – Đam mê)

- Hổ đã khôn ngoan chọn hướng ngược gió để tiến lại gần, nhưng vẫn không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của con khỉ đang làm nhiệm vụ cảnh giới (2).

+ Cảnh giới (1): bờ cõi.

+ Cảnh giới (2): trông chừng, canh gác để báo động kịp thời.

c. Chỉ ra nghĩa của tiếng giới trong những từ Hán Việt:

- “Giới” nghĩa là ” phạm vi, ranh giới” trong các từ: Biên giới, địa giới, giới hạn, phân giới, giới tính, nam giới, thế giới

- “Giới” nghĩa là “vũ khí” trong các từ: khí giới, quân giới

- “Giới” nghĩa là “phòng tránh, cấm” trong các từ: giới nghiêm, giới luật

- “Giới” nghĩa là ” ở giữa hai bên” trong các từ: giới thiệu, giới từ

d. Những từ Hán Việt khác có tiếng hạ với nghĩa như trong từ hạ giới: hạ tiện, hạ thần, hạ dân…

đ. Nghĩa của từ hạ giới là “cõi trần”, đối lập với “thượng giới” là “cõi tiên”; nghĩa của từ “trần giới” cũng là “cõi trần” nhưng đối lập với nó là “tiên giới”.

2. Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

(Xuân Diệu)

a. Nghĩa của tiếng, từ:

+ nhân: loài người.

+ gian: khoảng giữa, một căn nhà.

+ nhân gian: chỗ người ở, cỗi đời.

b. Nghĩa của tiếng nhân trong các từ:

+ “nhân” nghĩa là “hạt giống” trong các từ: Nguyên nhân, nhân quả, nhân tố

+ “nhân” nghĩa là “người” trong các từ: nhân ái, danh nhân, nhân cách, nhân dân, nhân đạo, nhân hậu, nhân loại, nhân khẩu, nhân sâm, nhân sinh, nhân tài, nhân tạo, nhân thọ, nhân văn

c. Nghĩa của tiếng gian trong các từ:

+ “gian” nghĩa là “khoảng giữa” trong các từ: dân gian, không gian, thế gian, trung gian, dương gian

+ “gian” nghĩa là “dối trá” trong các từ: gian hiểm, gian hùng, gian tà, gian tặc, gian thần

+ “gian” nghĩa là “khó khăn” trong các từ: gian lao, gian nan, gian nguy, gian truân

3. Tương tư thức mấy đêm rồi,

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho

(Nguyễn Bính – Tương tư)

a. Nghĩa của tiếng, từ:

- tương: nhau

- tư: nhớ

- tương tư: nhớ nhau (giữa nam và nữ)

b. Những từ Hán Việt khác có tiếng tương với nghĩa như trong từ tương tư: tương phùng, tương tri.

c. Phân biệt nghĩa của các từ tương tư, tương tri (Từ rằng: Tâm phúc tương tri/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình, (Nguyễn Du, Truyện Kiều), tương tàn (Xin quy thuận Tạ thành/ Miễn tương tàn cốt nhục – Sơn Hậu)

+ Tri là biết, tương tri là hiểu nhau

+Tàn là làm hại, tương tàn là làm hại nhau

Điểm khác biệt giữa hai từ là: Tương tri là sự hiểu nhau, xuất phát từ hai phía, còn tương tưtương tàn có thể chỉ xuất phát từ một phía

d. Nghĩa của tiếng trong những từ Hán Việt sau:

+ nghĩa là tiền của, địa vị trong các từ: tư sản, đầu tư, tư bản, tư cách, tư liệu có.

+ Tư có nghĩa là bẩm sinh trong từ tư chất.

+ có nghĩa là có tính chất cá nhân trong các từ: tư hữu, tư doanh.

+ có nghĩa là quản lí, chủ trì trong các từ: tư lệnh, tư pháp

+ có nghĩa là suy nghĩ, nhớ trong các từ: tư tưởng, tư duy, tư biện.

+ có nghĩa là hỏi thăm, mưu kế trong từ tư vấn

4. Chong đèn, huyện trưởng lo công việc

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

a. Nghĩa của tiếng, từ:

+ thái (trong thái bình): an vui.

+ bình (trong thái bình): yên ổn.

b. Nghĩa của tiếng thái trong những từ sau:

- “thái” nghĩa là “rất, lớn” trong các từ: thái giám, thái hậu, thái sư, thái tử, thái cực, thái dương, thái cổ

- “thái” nghĩa là “màu mỡ”: thái ấp

- “thái” nghĩa là “tình trạng bề ngoài”: thái độ

c. Nghĩa của tiếng bình trong những từ sau đây

+ bình trong các từ bình dân, bình dị: chỉ mức độ giữa tốt và xấu, thường.

+ bình trong các từ bình diện, bình đẳng, bình định, bình nguyên, bình quân, bình phương, trung bình có nghĩa là: bằng phẳng, ngang hàng, đều nhau.

+ bình trong các từ bình luận, phê bình: tỏ ý khen chê nhằm đánh giá, nghị luận.

+ bình trong các từ bình phong, bình đồ có nghĩa là: ngăn che.

+ bình trong các từ bình tĩnh, bình phục có nghĩa là: yên ổn.