Đề bài
Dàn ý về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu - Ngữ Văn 11
Lời giải chi tiết
1. Mở bài
- Bài thơ Vội vàng có một mạch lập luận: Sự sống như thể yến tiệc trần gian, thiên đường trên mặt đất dâng hiến con người; ấy thế mà thời gian chảy ưôi đả tước đoạt, huỷ hoại chúng; cho nên hãy mau tận hưởng chúng kẻo mất sạch không còn cơ hội nào nữa.
2. Thân bài
a) Sự sống ban tặng chư con người
- Khổ thơ đầu tiên diễn tả những ý tưởng của nhân vật “tôi” trữ tình: tắt nắng và buộc gió, như thể đoạt quyền của tạo hoá; muốn níu giữ lại hương sấc của Mùa xuân.
- Câu thơ đẹp nhất nằm trong khổ thơ thứ hai: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Đây là cách biểu đạt của Thơ mới : lấy con người làm chuẩn mực để đo thiên nhiên, vẻ đẹp của tháng giêng - mùa xuân - tuổi trẻ.
- Ý tưởng đoạt lấy sự sống, chạy đua với thời gian đã xuất hiện ở ngay những câu thơ:
Tôi sung sướng.
Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
b) Thời gian đã huỷ hoại sự sống
- Thời gian cướp đi tuổi trẻ, bởi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
- Thời gian đem đến chia lìa “rớm vị chia phôi”, “than thầm tiễn biệt”. Sự sống bị chia cắt phũ phàng.
- Thời gian đem đến tàn phai: cơn gió, lá biếc, tiếng chim - những vẻ đẹp mùa xuân cũng câm lặng, tàn phai theo năm tháng.
Nhà thơ đang sống trong bàn tiệc xuân mà đã lo sợ nghĩ rằng rồi tất cả sẽ bị bàn tay thô bạo của thời gian cướp đoạt hết. Các hình ảnh thơ thật đẹp, càng nuôi tiếc nên càng đẹp:
Cơn gió xinh thì thào trong lú biếc
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi
c) Hãy tận hưởng sự sống
- Chủ thể trữ tình đổi cách xưng hô: từ Tôi sang Ta. Do muốn đoạt lấy sự sống trong mọi chiều (mây, gió, non nước, cây, cỏ, cánh bướm, tình yêu), nên cái Tôi bỗng trở nên chật chội, hạn hẹp, không tương ứng. Chủ thể phải là Ta, nghĩa là cái Tôi được mở rộng, vụt lớn, trở thành cái Ta kiêu hãnh, lự tin, được quyền đòi hỏi, được quyền khẳng định một cách dõng dạc.
- Các câu thơ điệp lại mô hình câu điệp lại đại từ Ta, và, cho, đã tạo nên nhịp điệu hối hả, gấp gáp.
Câu thơ Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi vẫn thông nhất trong một điểm cách tân: lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Câu thơ khoẻ khoắn, trànn trề sinh lực tuổi irẻ, tham lam, vồ vập. cả khổ thơ dồn dập, tràn đầy nhiệt mg như thể cuộc quyết đâ u giữa con người tuổi trẻ này với Thời gian Tạo hoá.
3. Kết bài
Cái lí của nhà thơ là ở chỗ: Tuổi trẻ được quyền sống thật, sống hết mình với khát vọng của mình, đối lập và tuyên chiến với những gì phẳng lặng và tù túng. Đó là tiếng nói của một tâm hồn gắn bó với cuộc đời, yêu cuộc đời, yêu sự sống đến cuồng nhiệt.