Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao và giàu lòng yêu nước, ông một lòng không hợp tác với kẻ thù. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”. Ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ hay và đặc biệt là chùm ba bài thơ thu điển hình cho làng quê, phong cảnh Việt Nam. Trong đó nổi bật hơn cả là bài Câu cá mùa thu.
Điểm xuất phát của cái nhìn là từ cảnh ao thu và chiếc thuyền câu. Tất nhiên nhà thơ đang ngồi trên chiếc thuyền câu trên ao nhưng hình ảnh con người lúc này ẩn kín, nhường cho khung cảnh thiên nhiên. Từ cảnh gần, nhà thơ khái quát đến không gian rộng hơn trên cao là bầu trời với những áng mây và ở dưới đất là ngõ trúc vắng lặng.
Cảnh sắc riêng của mùa thu được gợi lên qua các từ ngữ, hình anh như ao thu trong veo, sóng gợn nhẹ (hơi gợn tí), lá vàng rơi trong gió (lá vàng trước gió khẽ đưa vèo) và bầu trời xanh ngắt rất đặc trưng. Đây là cảnh thu điển hình của đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể hơn, của vùng đồng chiêm trũng Hà Nam. Tất cả đều gợi cảm giác trong sáng, thanh sạch, nhẹ nhàng, lặng lẽ. Không gian đồng quê Bắc Bộ với ngõ trúc (ngõ cố lũy tre), ao nhỏ chiếc thuyền câu cũng góp phần đem lại cảm giác thu Việt Nam.
Không gian trong bài Thu điếu: Là cảnh thu được diễn tả bằng nhiều phương diện: Màu sắc (màu xanh biếc của nước, màu vàng của lá cây và màu xanh da trời) âm thanh (ngõ khuất nẻo không một tiếng người - khách vống leo, tiếng cá quẫy nước nhè nhẹ dưới cánh bèo), hình khối, đường nét (sóng gợn nhọ, chiếc lá bay trong gió, áng mày hầu như đứng im lặng trên bầu trời xanh biếc, ngõ quanh co sâu hút). Không gian này gợi ấn tượng về sự vắng lặng, cách biệt của nơi nhà thơ đang sống, một không gian ẩn dật, lánh đời.
Hình ảnh “lá vàng trước gió sẽ đưa vèo" tức là gió làm lá rơi nhẹ, không gây một tiếng động nào. Nhà thơ cố gắng tạo cho mình một tâm thế của ngươi ẩn sĩ trong hoàn cảnh đất nước bị giặc Pháp xâm lược. Việc ông rút lui khỏi quan trường là một hành động dũng cảm, cao đẹp, như chính ông nói trong một bài thơ, đó là hành động dũng thoái (quyết tâm rút lui). Nhưng không thể làm người ẩn sĩ được. Người câu cá tưởng như đang tận hưởng sự thanh thản trong không gian ẩn dật lánh đời thì bỗng không gian ấy bị phá vỡ. Tiếng cá quẫy động dưới cánh bèo đã phá tan sự tĩnh lặng như đánh thức nhà thơ khỏi tâm trạng ẩn dật lánh đời đó. Trách nhiệm với đất nước, thời thế đã thay đổi, không thể ẩn dật như các nhà nhà thơ xưa được nữa.
Nhìn chung, bài thơ diễn đạt tâm trạng ưu thời mẫn thế của Nguyễn Khuyến trước tình cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược và thế hệ nhà thơ như các ông không tìm được cách gì đó hiệu quá để cứu nước. Bài thơ cũng nói lên tình yêu quê hương đất nước của tác giả.