Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

MB1

Nhà văn người Anh nổi tiếng Uy-li-am Sếch-xpia được biết đến như một nhà văn, nhà thơ thiên tài của xứ sở sương mù trong thời kì Phục hưng – thời kì của khát vọng nhân văn giải phóng con người khỏi những áp bức bóc lột. Vốn là người có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, tác giả William Shakespeare đã để lại cho đời 37 tác phẩm kịch mà trong đó hầu hết đều là những tác phẩm kiệt xuất của nhân loại. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông.

MB2

Từ lâu, trong đời sống văn học nhân loại, mối tình Rô -mê-ô và Giu-li-ét trong vở bi kịch cùng tên của đại văn hào Sếch-xpia đã trở thành biểu tượng cho tình yêu chung thủy, mãnh liệt. Mặc dù bi kịch kết thúc, cả hai đều chết, nhưng tình yêu của họ đã chiến thắng, thù hận được xóa bỏ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn của hổi thứ hai đã bắt đầu hé mở về một sức mạnh tình yêu vượt lên thừ hận.

MB3

Nhắc đến nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của thời kỳ phục hưng thì phải nhắc đến Wiliam Shakespeare. Qua các tác phẩm của ông chúng ta sẽ thấy được một con người thiên tài với tấm lòng nhân đạo sâu sắc và đầy triết lý nghệ thuật. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là tác phẩm tiêu biểu của ông. Ta sẽ không thể nào quên được những xúc cảm trong đó từ tình yêu cho đến sự hận thù. Sự rào cản bức bối dẫn đến áp đặt nhưng lại chan chứa một tình cảm mãnh liệt đến điên cuồng.

MB4

Tình yêu có muôn ngàn ngang trái, muôn nẻo khổ đau. Tình yêu được xây dựng trên một mối thâm thù còn đau khổ hơn thế. Con người bị đặt vào tình cảnh éo le, vào giữa sự giằng xé của hai đối cực: yêu thương và thù hận. Sự giằng xé đó có thể được chúng ta bắt gặp trong Rô-mê-ô và Ju-li-ét, vở kịch nổi tiếng của nhà văn Anh W. Sếch-xpia. Qua đoạn trích "Tình yêu và thù hận", tác giả đã khắc hoạ trung thực hành động và tâm trạng của Rô-mê-ô khi nhận thấy sự trái ngang của tình yêu.

MB5

Uy-li-am Sếch-xpia là tác gia tiêu biểu của nền văn học châu Âu thời kì Phục hưng. Sống vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, ông đã nhanh nhạy nắm bắt được hơi thở, mạch đập của thời đại và đưa vào tác phẩm của mình. Và sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia là sự phản ánh và phê phán cả hai chế độ đó. Chế độ tư bản với những quan hệ "trả tiền ngay" rất tàn nhẫn của giai cấp tư sản buổi ban đầu đã được khái quát và điển hình hoá ở hình tượng tên lái buôn Do Thái Sai-lốc trong vở Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ và ở số phận vua Lia trong vở Vua Lia. Sự tàn bạo, lạc hậu, hủ lậu đầy thành kiến của chế độ phong kiến già nua đã được phơi bày trong một loạt bi kịch của ông. Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở kịch tiêu biểu.