Tiết 39:
BÀI 44: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - CƠ. QUẠT ĐIỆN
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của động cơ điện
một fa
- Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng quạt điện, máy bơm nước.
b. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng các đồ dùng điện- cơ đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
c. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
*Tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
-Động cơ điện một pha, quạt điện (quạt bàn).
b. Học sinh :
-Quạt điện (quạt bàn).
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt, nêu cấu tạo của bàn
là điện.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo động cơ điện 1 fa. |
||
- GV: Cấu tạo động cơ điện 1 fa gồm mấy bộ phận chính. - GV: Cấu tạo stato gồm những gì? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. - GV: Cấu tạo của Rôto gồm những gì? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. |
- HS: Trả lời -Ghi vở. -HS: Trả lời. -Ghi vở. |
I. Động cơ điện 1 fa. 1. Cấu tạo. - Gồm 2 bộ phận chính. + Rô to và stato. a) Stato ( Phần đứng yên ). - Gồm lõi thép và dây quấn. - Lõi thép stato làm bằng lá thép kỹ thuật điện, được ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các rãnh đều quấn dây điện từ. b) Rôto ( Phần quay ). - Rôto gồm lõi thép và dây quấn, được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện, mặt ngoài có các rãnh của lõi thép. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc. |
||
- GV: Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào? - GV: Năng lượng đầu vào và đầu ra của động cơ điện là gì? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. |
- HS: Trả lời. - HS: Trả lời. -Ghi vở. |
2. Nguyên lý làm việc. - Tác dụng từ của dòng điện đã được ứng dụng nam châm điện và các động cơ điện… |
Hoạt động 3: Tìm hiểu số liệu kỹ thuật và sử dụng. |
||
- GV: Số liệu kỹ thuật của động cơ điện là gì? Uđm , Pđm -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. - GV: Động cơ điện được ứng dụng ở đâu? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. |
- HS: Trả lời. - Nghe TT thông tin. - HS: Trả lời. - Nghe TT thông tin. |
3 Các số liệu kỹ thuật. - SGK 4 Sử dụng - SGK |
Hoạt động 4: Tìm hiểu quạt điện, máy bơm nước. |
||
- GV: Cấu tạo quạt điện gồm các bộ phận chính gì? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. - GV: Chức năng của động cơ điện là gì, chức năng cánh quạt là gì? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. -Thông báo nguyên lí làm việc. - GV: Khi sử dụng quạt phải chú ý điều gì? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. - GV: Sử dụng tranh vẽ mô hình máy bơm nước để giải thích cấu tạo - GV: Máy bơm nước gồm mấy phần? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. - GV: Máy bơm nước làm việc như thế nào? -Nhận xét chuẩn hóa kiến thức. -Thông báo về cách sử dụng. |
- HS: Trả lời -Ghi vở. - HS: Trả lời -Ghi vở. -Ghi vở. - HS: Trả lời -Ghi vở. -HS: Quan sát. - HS: Trả lời. -Ghi vở. - HS: Trả lời. -Ghi vở. -Nghe TT thông tin. |
II. Quạt điện. 1. Cấu tạo. - Gồm 2 bộ phận chính. + Động cơ điện và cánh quạt - Cánh quạt làm bằng nhựa hoặc kim loại đượ tạo dáng để tạo ra gió. - Lưới bảo vệ, nút điều chỉnh tốc độ, hen giờ 2.Nguyên lý làm việc. - Khi đóng điện, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát. 3.Sử dụng - Cánh quạt quay nhẹ nhàng không bị dung, bị lắc, bị vướng cánh. III. Máy bơm nước. 1 Cấu tạo. - Máy bơm nước gồm 2 phần phần động cơ điện và phần bơm. Rôto phần bơm ( Phần quay) Buồng bơm ( Phần đứng yên). Cửa hút, cửa xả, Rôto bơm có nhiều cánh bơm. 2. Nguyên lý làm việc. - Khi đóng điện, động cơ điện quay, cánh bơm lắp trên trục động cơ sẽ quay, hút nước vào buồng bơm và đồng thời đẩy nước đến nơi sử dụng 3 Sử dụng - SGK |
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học . -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ - Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha? -Nhận xét, hệ thống kiến thức bài học. |
-Lắng nghe -1HS đọc -HS trả lời |
*Ghi nhớ: SGK |
d. Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học bài trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài 46.
- Nhận xét giờ học.