Giáo án Công nghệ 8 bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất

Tiết 29:

BÀI 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức:

-Trình bày được vai trò của biến đổi chuyển động.

-Mô tả được cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay thành chuyển động lắc.

-Trình bày được nguyên lí làm việc của cơ cấu.

-Mô tả được nguyên lí của cơ cấu.

-Liên hệ vào thực tế, giải thích một số cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trong đời sống sản xuất.

-Liên hệ vào thực tế, giải thích một số cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc trong thực tiễn sản xuất`

b. Kĩ năng :

- Xác định được tỉ số tuyền của một số bộ truyền động.

c. Thái độ :

- Giáo dục ý thức thực hiện làm việc theo quy trình.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a.Giáo viên:

-Tranh phóng to hình SGK của bài 30.

-Cơ cấu 4 khâu bản lề.

b.Học sinh:

-Khớp động, khớp quay, cơ cấu tay quay –thanh lắc, tay quay –con trượt.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

b. Nội dung bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động

- GV: Cho HS quan sát tranh phóng to H30.1/ SGK

+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 7 phút

+ Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm

+ Hoàn thành các dạng chuyển động của bàn đạp , thanh truyền, vô lăng , kim máy khâu.

-GV: Gọi nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm chốt lại và chính xác kết quả.

( Từ cần điền : bập bênh, lên xuống (tịnh tiến) , tròn, lên xuống )

+ Tại sao cần biến đổi chuyển động ?

-GV: Chốt lại kiến thức.

-Quan sát.

-HS : Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

+ Thảo luận nhóm hoàn thành các dạng chuyển động.

+ Các nhóm báo cáo kết quả trênbảng bằng PHT

- Ghi vở.

I.Tại sao cần biến đổi chuyển động ?

- ... Là chuyển động lắc.

-.......Là chuyển động lên xuống. Kết hợp với một số cơ cấu biến đổi chuyển động khác.

- ....... Là chuyển động quay tròn.

- ....... Là chuyển động lên xuống.

- Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi 1 dạng chuyển động ban đầu,thành các dạng chuyển động kháccho các bộ phận công tác của máy nhằm phục vụ những nhiệm vụ nhất định

- Gồm :

+ Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

+ Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mộtsố cơ cấu biến đổi chuyển động

- GV: Cho HS quan sát hình phóng to: H30.2/ SGK, kết hợp quan sát mô hình và trả lời câu hỏi.

+ Mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt ?

+ Khi tay quay 1 quay đều thì con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào ?

+ Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động ?

+ Phát biểu nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt ?

+ Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết ?

+ Hãy kể thêm những cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến ?

Bánh răng - thanh răng ( nâng hạ mũi khoan), vít - đai ốc( Trên ê tô và bàn ép) , cơ cấu cần tịnh tiến (trong xe máy, ô tô)

- GV: Gọi HS nhận xét

- GV: Cho HS quan sát mô hình về cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến , trả lời câu hỏi.

+ Có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít được không ?Cơ cấu này thường được dụng trong những máy và thiết bị nào ?

- GV: Cho HS quan sát tranh phóng to H30.4/ SGK và trả lời câu hỏi.

+ Cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy chi tiết ? Chúng được nối ghép với nhau ntn ?

+ Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thì thanh CD chuyển động ntn ?

+ Có thể biến đổi chuyển động lắc thành chuyển động quay được không ?

+ Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết ?

-Nhận xét chuẩn hoá KT

- HS: Quan sát H 30.2 kết hợp với mô hình trả lời lần lượt các câu hỏi

-Nhận xét

- HS: quan sát mô hình về cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến , trả lời.

-HS quan sát H30.4/

SGK và trả lời câu hỏi.

-Tự ghi vở

II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

1. Biến chuyển động quay thành cơ chuyển động tịnh tiến

a)Cấu tạo

b)Nguyên lí làm việc

c) ứng dụng SGK/ 103

2. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc

a) Cấu tạo

c) Nguyên lí làm việc

c) ứng dụngSGK/ 104

c. Củng cố, luyện tập:

- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học .

?Tại sao cần biến đổi chuyển động, nêu cấu tạo các bộ biến đổi chuyển động.

-Nhận xét chuẩn hoá kiến thức.

-Lắng nghe

-1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung

d. H­­ướng dẫn tự học :

- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi

- Trả lời theo câu hỏi cuối bài học.

- Chuẩn bị trước bài “ TH : Biến đổi chuyển động ”

-Mỗi HS chuẩn bị mẫu báo cáo TH theo mẫu mục III SGK/ 108

- Nhận xét giờ học.