Giáo án Công nghệ 8 bài 33: An toàn điện mới nhất

Tiết 32:

BÀI 33: AN TOÀN ĐIỆN

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức:

- Trình bày được tác hại do điện gây ra.

-Trình bày được nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

-Trình bày được nội dung các biện pháp an toàn điện trong sửa chữa.

-Áp dụng vào thực tế đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ đồ dùng điện.

b. Kĩ năng :

- Sử dụng được một số dụng cụ an toàn điện.

-Thực hiện được các nguyên tắc an toàn điện trong sửa chữa

c. Thái độ :

- Có ý thức thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn điện.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a.Giáo viên:

-Dụng cụ an toàn điện: kìm, tua vít, bút thử điện, găng tay cao su.

b.Học sinh:

-Bút thử điện, dụng cụ an toàn khi sửa chữa điện.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

a. Kiểm tra bài cũ:

?Nêu khái niệm và vai trò của điện năng.

b. Nội dung bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện

- GV: Giới thiệu vào bài như SGK

+ Yêu cầu HS làm bài tập SGK theo cá nhân trả lời câu hỏi “ Vậy nguyên nhân nào gây ra tai nạn điện? Cần phải làm gìđể phòng tránh những tai nạn đó?

- GV : Nhận xét và chốt lại kiến thức .

( Không hiểu biết và không có ý thức thực hiện AT điện . Do không cẩn thận khi sử dụng điện . Do không kiểm tra an toàn các thiết bị , đồ dùng trước khi sử dụng . Không tuân thủ các nguyên tắc AT điện trong khi sửa chữa điện . Do vi phạm khoảng cách AT đường dây điện cao áp . Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất)

- GV: Khi đến gần đường dây điện cao áp cần chú ý gì ?

- GV: Tổng hợp ý kiến của HS , hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguyên nhân gây tai nạn điện .

Giới thiệu HS về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp SGK/ 117

-HS: Trả lời.

-Nghe, tự điều chỉnh nếu sai.

-HS: Trả lời

-Nghe, ghi vở.

I.Vì sao xảy ra tai nạn điện

1) Do chạm trực tiếp vào vật mang điện

2) Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp

3) Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các biện pháp an toàn điện

- GV: Nêu một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện ?

+ Lấy VD khi sử dụng điện không an toàn ?

- GV:Gọi nhận xét, chốt lại kiến thức.

- GV: Nêu một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện ,lấy VD khi sửa chữa điện không an toàn ?

-Nhận xét chuẩn hoá kiến thức

- HS: Suy nghĩ trả lời

-HS: nhận xét

-Ghi vở.

- HS: Suy nghĩ trả lời

-Tự ghi vở.

II. Một số biện pháp an toàn điện

1. Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện

- Kiểm tra cách điện dây dẫn điện và đồ dùng điện thường xuyên hoặc khi bắt đầu sử dụng các đồ dùng điện đã lâu không được sử dụng.

- Sử dụng nguồn điện áp an toàn , giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp .

- Không đến gần dây điện bị đứt , phải lau khô tay trước khi sử dụng các thiết bị , đồ dùng điện ...

2) Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện:

SGK/ 119

c. Củng cố, luyện tập:

- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học .

- YC 1,2 HS đọc ghi nhớ

?Nêu nguyên nhân gây tai nạn điện, một số biện pháp an toàn điện.

-Nhận xét chuẩn hoá kiến thức.

-Lắng nghe

-1,2 HS lần lượt đọc

-1HS trả lời HS2 nhận xét bổ xung

d. H­­ướng dẫn tự học:

- Học bài theo SGK + Vở ghi

- Trả lời theo câu hỏi cuối bài học.

- Chuẩn bị trước bài mới “ TH : Dụng cụ bảo vệ an toàn điện cứu người bị

nạn”

-Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành SGK / 123