Tiết 20:
BÀI 20:DỤNG CỤ CƠ KHÍ
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
-Nhận biết được hình dáng các loại dụng cụcơ khí đơn giản; phân nhóm các loại dụng cụ cơ khí.
-Mô tả được cấu tạo của các loại dụng cụ cơ khí.
-Nhận biết được vật liệu chế tạo các loại dụng cụ cơ khí.
b. Kĩ năng :
- Đo được kích thước bằng thước lá, pan me.
c. Thái độ :
- Cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ cơ khí .
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
-Cưa kim loại, dây sắt, êtô, dũa kim loại.
b.Học sinh:
-Cưa kim loại, dũa kim loại, êtô, vạch dấu, chấm dấu.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ:
?Kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng của chúng
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến |
||
-GV cho hs quan sát các hình vẽ sgk và cưa kim loại, dây sắt, êtô, dũa kim loại kể tên các dụng cụ đo và kiểm tra. -Y/C hs mô tả hình dạng , tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ -GV: Nhận xét. -Cho HS quan sát mẫu vật -Giới thiệu thước lá, thước cuộn -GV: ? Tại sao vật liệu làm thước lá cần ít co giãn ? Trả lời câu hỏi phần 1.a (Thướcdây,thước ngắn…) -GV: Nhận xét, kết luận. -GV: Giới thiệu thêm: compa đo trong, đo ngoài ?Kể tên thước đo góc nêu công dụng của chúng. -GV: Nhận xét, kết luận. |
-HS: Kể tên các dụng cụ đo và kiểm tra trong nghề cơ khí - Kể tên các dụng cụ đo chiều dài -Nghe TT thông tin. -Quan sát. -HS: Dùng thước lá, thước cuộn đo chiều dài bàn GV -Nêu cấu tạo thước lá -Ghi vở. -Nghe, quan sát - Kể tên thước đo góc -Ghi vở. |
I.Dụng cụ đo và kiểm tra 1. Thước đo chiều dài - Thước lá: Dùng để đo chiều dài, trên thân thước có vạch cách nhau 1mm 2. Thước đo góc. - Thước đo góc: êke, thước đo góc vạn năng và êke vuông dung để đo kiểm tra các góc vuông. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí |
||
- Cho HS quan sát mẫu vật các dụng cụ tháo lắp: êtô, cờ lê, tua vít, kìm. ? Kể tên, công dụng của từng dụng cụ -GV:Nhận xét, giải thích cách sử dụng dụng cụ. |
-HS: Quan sát hình 20.4 -HS trả lời. -Nghe TT thông tin. Ghi vở |
II. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt -Mỏ lết; Cờ lê; Tua vít; Etô; Kìm. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí |
||
-Quan sát mẫu vật các dụng cụ gia công cưa, dũa, đục. ? Kể tên, công dụng của từng dụng cụ -GV: Nhận xét, giải thích cách sử dụng dụng cụ. |
-HS: Quan sát hình 20.5 -HS trả lời. -Nghe TT thông tin. Ghi vở |
III. Dụng cụ gia công -Búa; Cưa; Đục; Dũa |
c. Củng cố, luyện tập:
-YC 1,2 HS đọc ghi nhớ - Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học . -Nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí - Gv: Nhận xét . |
-1,2 HS lần lượt đọc -Lắng nghe. -HS1 trả lời SH2 nhận xét bổ sung |
*Ghi nhớ: SGK |
d. Hướng dẫn tự học nhà :
-Học thuộc ghi nhớ SGK
-Chuẩn bị bài 21, 22. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế, thực hiện các thao tác: Cưa, dũa kim loại…